{title}
{publish}
{head}
Làng du lịch Trà Nhiêu, xã Duy Vinh (Duy Xuyên, Quảng Nam) đang dần rõ nét mộc mạc, chân quê trong mắt du khách. Làm kinh tế dựa trên giá trị vốn có của quê hương Trà Nhiêu, các hộ dân đang giữ sự đồng đều, cùng có lợi trong mối quan hệ xóm làng.
Du khách trải nghiệm rừng dừa Trà Nhiêu.
Bí quyết tôn trọng sự riêng tư
Dòng sông Thu Bồn trước khi đổ ra biển xanh đã ôm lấy ngôi làng này, theo đó mưu sinh của người dân dựa vào sông nước. Hiện diện nơi đây, tàu ghe đánh cá vào neo đậu, dàn rớ kéo lên thả xuống diễn ra cả ngày.
Từ năm 2017, gia đình anh Phạm Minh Tâm, trú tổ 27 trong làng bắt đầu hoạt động đón khách bằng dịch vụ chèo thuyền thúng và phục vụ ẩm thực. Mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng để sắm 15 chiếc thúng chai, anh Tâm nghĩ rằng phải làm mới biết đi đến đâu. Tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân, anh cho biết: “Một nhóm khách du lịch khi đã về làng, họ chỉ cần nét yên tĩnh, trải nghiệm được câu chuyện của quê mình. Với họ, những thứ càng đơn giản sẽ được quan tâm nhiều hơn. Gia đình tôi ăn uống những món gì, họ sẽ yêu cầu làm tương tự”.
Những ngày cuối tuần, từng đoàn khách đạp xe về làng. Họ hứng thú với chiếc rớ vừa được kéo lên, dù trên tấm rớ chỉ dính vài con cá nhỏ li ti. Tôn trọng những sở thích, nhu cầu của du khách chính là phương châm làm du lịch ở ngôi làng này. Từng con đường vào xóm, mỗi chiếc cầu tre đi ra bến ghe cùng cánh rừng dừa nước của làng trở nên tinh tươm, gọn gàng. Du khách Edina Pasztor (Hungary) chia sẻ rằng: “Ở đây có cảm giác rất riêng tư. Tôi đánh giá cao trải nghiệm chèo thuyền thúng chân thực và đáng nhớ với hoạt động câu cua và làm đồ chơi bằng lá dừa. Người dân đã dành hết những nỗ lực chân thành để cho chúng tôi có khoảng thời gian tuyệt vời”.
Nhiều người cùng hưởng lợi
Hiện ở Trà Nhiêu có 12 người dân cùng tham gia đội thuyền thúng của gia đình anh Tâm. Ngoài ra, những hộ làm nghề dệt chiếu cói, nấu rượu, tráng bánh sẽ tham gia phục vụ các tour khi du khách có yêu cầu ghé thăm, trải nghiệm làng nghề. Các nghề truyền thống đang là nguồn thu nhập chính của người dân. Khi khách yêu cầu trải nghiệm, gia chủ hướng dẫn bà con cùng tiếp đón chu đáo, nhiệt tình. Một số phụ nữ làm chiếu để bán, khách đến trải nghiệm nghề thì người thợ dệt có thêm đồng ra đồng vào.
Mỗi ngày, khách du lịch đến làng theo từng tốp đi lẻ hoặc nhóm nhỏ. Trường hợp chỉ cần một đến hai thúng đưa du khách tham quan, gia chủ vẫn có thể gọi người nhà khác đến chèo. Khi dịch vụ bơi thúng chai xuất hiện ở Trà Nhiêu, độ tuổi để chèo thúng sẽ không giới hạn mà chỉ đơn giản là những người có quỹ thời gian nông nhàn, sẵn sàng đi làm, giới thiệu văn hóa quê hương. Một vòng đưa khách đi dọc cánh rừng dừa nước, mỗi người nhận được khoảng 40 nghìn đồng tiền công. Có những ngày, các nhóm du khách gọi điện đặt lịch đi thúng liên tục. Khi lượng khách đông, từng nhóm nhỏ sẽ tách ra, đợi đến lượt. Đó là những buổi chèo thúng phấn khởi nhất, nụ cười thấy rõ trên gương mặt các thành viên trong đội.
Ông Lê Công Hùng (66 tuổi) vốn làm nghề đi biển đánh cá. Mỗi tháng, ông Hùng lênh đênh ngoài khơi khoảng 15 ngày. Thời gian còn lại, lão ngư này cùng vác mái dầm ra chèo thúng. Khu rừng dừa nước trải dài gần hai cây số đã gắn bó với ông Hùng từ thời trẻ và hiện nay lại giúp gia đình ông có công việc làm thêm. Ông Hùng cho biết, độ sâu con nước ở đây chỉ ngang thắt lưng, cảnh quan yên tĩnh. Khách nước ngoài rất kỹ tính nên khi ra đây phục vụ đón khách, mỗi người nhận thúng đều phải hiểu tâm lý của họ. Đồng thời phải tự bảo quản, dọn dẹp vệ sinh phương tiện.
“Ngày xưa, dân làng ra đây đốn lá dừa về làm nhà. Còn chừ, cả làng chúng tôi cùng thống nhất giữ lại mầu xanh, cắt tỉa ngọn lá gọn gàng để đón tiếp khách du lịch ghé thăm. Tôi từng đi chèo thúng ở nhiều nơi nhưng rồi chỉ thích về với cánh rừng dừa Trà Nhiêu”, ông Hùng tâm sự.
Dưới mái nhà lợp lá dừa của anh Tâm, không gian quê hương được thể hiện qua vài chục con châu chấu gấp bằng lá dừa non, bộ phích nước dân dã, hàng rào hoa giấy nở rộ. Châu chấu lá dừa chính là món quà của người dân Trà Nhiêu dành tặng cho du khách.
Theo nhandan.vn
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Tiếp xúc và trò chuyện với Sùng Mí Phìn, tôi không tránh khỏi liên tưởng tới một nhân vật nam chính trong bộ phim truyền hình khá nổi tiếng mà mình yêu thích, bởi hai người đều...
Tiên phong phát triển du lịch sinh thái
Xã hội ngày càng phát triển, thị trường du lịch khai thác theo hướng công nghiệp ngày càng mạnh mẽ, thì vùng đất Cà Mau được du khách khắp nơi tìm đến tham quan, trải nghiệm...
Tỉnh Khánh Hòa không chỉ có biển mà còn có nhiều suối rất đẹp, như: Ba Li, Đá Giăng, Suối Tiên, Mà Giá, Bạch Đằng, Ba Hồ...
Tủa Chùa có 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, khiến người ta liên tưởng đến sự khắc nghiệt và cằn cỗi. Song miền đất này được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành,...
Khi tìm hiểu thông tin về địa điểm tham quan ở Hòn Sơn, Ma Thiên Lãnh gợi cho tôi sự tò mò. Đến Hòn Sơn, ngoài những nơi có phong cảnh đẹp như Bãi Bàng, bãi tắm Thiên Tuế, Đá...
Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ cùng vẻ đẹp bình yên chốn đại ngàn, Yang Bay (xã Khánh Phú - Khánh Vĩnh - Khánh Hòa) là địa điểm không thể bỏ qua của những tâm hồn yêu thiên...
Phú Thứ là một làng chài thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, cách QL 1 khoảng 10 km. Nơi đây có cửa biển Hà Ra, điểm thông ra biển của đầm Trà Ổ. Từ đây, vượt qua ngọn đèo Hà Ra là...
Huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng đang được bảo tồn và phát huy giá trị.
Mai Châu là huyện vùng cao ở tỉnh Hòa Bình, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên “bức tranh”...