![](http://c.baophutho.vn/dgrs/img/thumb.gif)
{title}
{publish}
{head}
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện lớn, số ca nhập viện do nhiễm cúm A đang tăng đột biến, trong đó không ít trường hợp biến chứng nặng. Mùa lễ hội cùng thời tiết nồm ẩm thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, khiến nguy cơ bùng phát dịch tăng cao.
Người dân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, dễ làm bệnh trở nặng và gặp phải các biến chứng đáng tiếc.
Mới đây, Hệ thống Y tế MEDLATEC tiếp nhận ba trường hợp trẻ mắc cúm A là ba chị em. Trong đó, hai trẻ có diễn biến nặng với biến chứng viêm phổi, phải nhập viện để điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện như: sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, đau họng và sổ mũi. Các chủng virus cúm mùa phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm gia tăng đột biến, từ 200 ca/tuần vào giữa tháng 12/2024 lên hơn 1.200 ca trong dịp Tết, tăng gấp 6 lần. Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) tiếp nhận điều trị khoảng 10 ca mắc cúm, trong đó có những ca biến chứng nặng.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại (Bệnh viện Ðại học Y Hà Nội); Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Nhiều ca phải thở máy, đã có trường hợp tử vong.
Bệnh cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, tạo ra các giọt bắn chứa virus. Ngoài ra, virus cúm có thể tồn tại trên bề mặt đồ vật trong nhiều giờ, làm tăng nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc tay-mắt, tay-miệng nếu không rửa tay thường xuyên. Hiện nay, nhu cầu đi lại, tham gia lễ hội, giao lưu đầu năm tăng cao, cùng với thời tiết nồm ẩm kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm.
Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện như: sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, đau họng và sổ mũi. Các chủng virus cúm mùa phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và có thể hồi phục sau 5 đến 7 ngày.
Tuy nhiên, với trẻ em, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh mạn tính (tim, phổi, thận, chuyển hóa, thiếu máu, suy giảm miễn dịch...), cúm có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm, như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim và làm trầm trọng thêm bệnh nền, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trước tình trạng một số trẻ nhập viện muộn (sau 3 đến 4 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng), dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa..., các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu: sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc bị co giật; khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường; đau ngực, đau cơ dữ dội; tím môi, đầu chi, tay chân lạnh; trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều.
Bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cảnh báo, thành phố Hà Nội đang đối diện nguy cơ bùng phát cúm mùa, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh lây lan từ nhiều nơi. Cúm mùa từng gây ra các dịch lớn, như: H5N1, H1N1 và đang bùng phát mạnh tại Nhật Bản. Ðiều kiện thời tiết đông-xuân hiện nay rất thuận lợi cho virus phát triển.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính có thể gây viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng toàn thân, đe dọa đến tính mạng. Tiêm vaccine cúm hằng năm là biện pháp phòng bệnh chủ động, giúp cơ thể có miễn dịch trước khi vào mùa dịch.
Các nghiên cứu cho thấy, vaccine cúm có hiệu quả bảo vệ từ 50-70%, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng nặng. Tháng 9 đến tháng 10 hằng năm là thời điểm thích hợp để tiêm phòng vaccine cúm để cơ thể có miễn dịch với bệnh này trước khi thời tiết chuyển sang mùa đông-xuân.
Ðặc biệt, phụ nữ mang thai nếu mắc cúm trong ba tháng đầu thai kỳ có thể đối diện nguy cơ dị dạng thai nhi, thai chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy, tiêm phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Ngày 8/2, Bộ Y tế đã có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Theo đó, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp và triển khai các biện pháp kiểm soát dịch. Các đơn vị có liên quan bảo đảm vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân.
Trước nguy cơ dịch cúm bùng phát, mỗi cá nhân cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh. Khi có triệu chứng nghi ngờ cúm, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Việc tuân thủ các khuyến cáo từ Bộ Y tế là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo nhandan.vn
Nước lá ổi có nhiều tác dụng với sức khỏe, giúp phòng và trị bệnh. Vậy những trường hợp nào nên dùng nước lá ổi thường xuyên hơn.
Thời tiết khô lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim...
baophutho.vn UBND tỉnh vừa có công văn số 561/UBND-KGVX, ngày 11/2/2025 về việc chủ động, tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua...
Thực phẩm siêu chế biến nhiều chất béo, muối và đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết bằng cách thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính ở ruột. Phát hiện này là lời cảnh báo...
Nhiều loại thực phẩm, đồ uống chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe, mang lại làn da hồng hào, khỏe mạnh...
Việc tập luyện thường xuyên giúp duy trì sự năng động và khỏe mạnh khi về già. Tuy nhiên, một số thói quen khi khởi động có thể gây tổn thương cho người tập, đặc biệt là những...
Sau Tết Nguyên đán thường là dịp lễ hội với những buổi tiệc tùng, gặp mặt, du xuân và không ít lần nâng chén cùng người thân. Nếu bạn muốn thải độc cho cơ thể nhẹ nhõm hơn, hãy...
Ung thư ruột kết đang gia tăng đáng báo động ở người trẻ tuổi nhưng một nghiên cứu mới cho biết, thói quen ăn uống tốt hơn, tăng cường trái cây và rau xanh có thể đảo ngược xu hướng đó.
Những ngày gần đây, nhiệt độ xuống thấp, trời rét đậm rất dễ khiến tình trạng cảm lạnh xảy ra nếu cơ thể không được giữ ấm. Một số biện pháp không dùng thuốc có thể giúp khắc...
Khớp là nơi hai hoặc nhiều xương kết hợp lại với nhau. Chúng có thể bị đau và sưng do chấn thương hoặc bệnh tật. Thực phẩm chống viêm có thể giúp hạn chế tình trạng viêm và đau...