{title}
{publish}
{head}
Huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng đang được bảo tồn và phát huy giá trị.
Với hệ thống 180 di tích đã được xếp hạng, đây không chỉ là những “địa chỉ đỏ” giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, truyền thống anh hùng cách mạng của cha ông, mà còn là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch lịch sử - chiến tranh cách mạng, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Tọa lạc trên địa phận thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh và thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải là biểu tượng tiêu biểu cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do và thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử ghi rõ, từ sau năm 1954 khi Hiệp định Giơ- ne-vơ được ký kết, dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương ở vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, chờ 2 năm sau tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thế nhưng cuộc chờ đợi ấy của cả dân tộc đã phải kéo dài suốt hơn 20 năm ròng rã.
Hòa bình lập lại, thể theo nguyện vọng của Nhân dân, Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải được bảo tồn, xây dựng, xếp hạng Khu di tích quốc gia đặc biệt. Từ tháng 4/2022, hệ thống điện chiếu sáng nghệ thuật trên cầu Hiền Lương được đưa vào sử dụng càng tăng thêm vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho di tích mỗi khi đêm về; thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Ông Trần Văn Minh, nhân viên Ban Quản lý Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải cho biết: “Nằm trong tour du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải trở thành điểm đến thu hút ngày càng đông khách tham quan trong và ngoài nước.
Trong năm 2023, doanh thu từ bán vé phục vụ du khách tham quan hơn 1,3 tỉ đồng. Bước sang năm 2024, năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của địa phương, chắc chắn du khách trong và ngoài nước sẽ tiếp tục tìm đến các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh nói chung và Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải nói riêng”.
Cùng với 180 di tích lịch sử đã được xếp hạng từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia, Bảo tàng lịch sử Vĩnh Linh cũng là một trong những điểm đến thu hút khá đông người dân đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử của quê hương. Tại bảo tàng hiện trưng bày, lưu giữ rất nhiều kỷ vật, di vật, hình ảnh tư liệu chiến tranh.
Đây chính là nơi thể hiện một cách sinh động, sâu sắc về tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân Vĩnh Linh đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để cho hôm nay đất nước nối liền một dải. Trong mục tiêu phát triển loại hình du lịch lịch sử, huyện Vĩnh Linh cũng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp.
Trong đó, chú trọng đến việc đổi mới nội dung và hình thức trưng bày; đẩy mạnh việc tìm kiếm, sưu tầm các di vật, hiện vật chiến tranh; đa dạng hóa hoạt động, quan tâm trưng bày hoặc tổ chức triển lãm chuyên đề, đề cao tính tương tác với công chúng. Đặc biệt, chủ động liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch trong việc quảng bá về giá trị của bảo tàng và thu hút du khách, trực tiếp góp phần phát triển du lịch.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và TDTT huyện Vĩnh Linh Hoàng Đức An cho biết: “Bảo tàng lịch sử Vĩnh Linh hiện lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật chiến tranh. Hiện nay, đơn vị đang đẩy mạnh công tác tìm kiếm, sưu tầm các tài liệu, hiện vật chiến tranh để việc trưng bày, giới thiệu lịch sử đến người dân, du khách được phong phú, đa dạng.
Thông qua công tác trưng bày, tuyên truyền, mong muốn sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức giữ gìn, tôn vinh và quảng bá có hiệu quả bản sắc văn hóa của mảnh đất và con người Vĩnh Linh”.
Xác định được vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm phát huy lợi thế vị trí địa lý, các giá trị văn hóa - lịch sử của địa phương để phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Huyện cũng đã ban hành nghị quyết phát triển thương mại - du lịch địa phương giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, xác định loại hình du lịch lịch sử là một trong những thế mạnh vốn có cần phát huy, khai thác nhằm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa quảng bá mảnh đất, con người Vĩnh Linh đến với du khách, vừa có nguồn thu từ du lịch, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Thiên Tùng cho biết: “Trong thời gian tới, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt Lễ hội Vì Hòa bình, huyện sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho các di tích theo đúng kế hoạch. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối các tour, tuyến du lịch, điểm đến lịch sử hấp dẫn để quảng bá, giới thiệu về mảnh đất và con người Vĩnh Linh.
Chủ động trong việc hợp tác, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của các di tích lịch sử nhằm phát triển du lịch. Khi hình thành được các sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ góp phần nâng tầm giá trị di tích và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn”.
Với những tiềm năng, lợi thế riêng có, huyện Vĩnh Linh đang nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch. Đưa loại hình du lịch lịch sử trở thành một trong những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để đẩy nhanh quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Vĩnh Linh.
TK
(Theo baoquangtri.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Mai Châu là huyện vùng cao ở tỉnh Hòa Bình, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên “bức tranh”...
Ra khơi rải lưới, khua chèo, đánh cá hay đi rừng hái măng, tham gia đá bóng như những cô gái Sán Chỉ... vốn là hoạt động, sinh hoạt thường ngày của người dân vùng biển, miền...
Thạch đen là một sản phẩm nối tiếng của Lạng Sơn. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na...
Bên cạnh việc giữ gìn những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu, người Dao Quế Lâm ở xã Yến Dương (Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) còn lưu giữ nghề đan lát truyền thống, tạo nên những sản phẩm...
Chương trình Khai mạc Du lịch Cát Bà năm 2024 diễn ra tối 31/3 là sự kiện đặc biệt quan trọng, thông điệp, lời mời trân trọng tới du khách trong nước và quốc tế đến với Cát Bà.
Nhắc tới hoa ban là nhắc đến Điện Biên. Hoa ban đã đi vào thơ, nhạc, là biểu tượng đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
Chiều 29-3, tại thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông về Chương trình khai mạc Năm du lịch và Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3 năm 2024.
Xuất hiện cách đây cả ngàn năm, phiên chợ Âm Dương trong Lễ hội truyền thống làng Ó, nay là khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) là một sinh hoạt văn hóa mang...
Cá chình suối hoặc cá trê suối hay còn gọi cá chình suối là loài đặc hữu của đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang). Thịt cá thơm ngon nên được nhiều du khách yêu thích.
Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa...