{title}
{publish}
{head}
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ nghề gốm, tưởng nhớ công ơn tiền nhân dày công sáng tạo, truyền dạy cho con cháu ngày nay. Không khí giỗ tổ gốm Chăm Bàu Trúc diễn ra rộn ràng từ khu dân cư đến đền thờ Pô Klong Can.
Đến làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi gặp ông Ngụy Ngọc Đỗ, Trưởng Ban Phong tục đang khẩn trương “alô” hối thúc bà con sớm có mặt đúng giờ khởi kiệu rước y trang, nghi thức quan trọng của giỗ tổ gốm Chăm. Y trang do ông từ cất giữ tại nhà làng ở giữa khu dân cư ra đền thờ Pô Klong Can, cách khu dân cư khoảng hai cây số về hướng Tây Bắc.
Đồng bào Chăm đón mừng Lễ hội Katê 2024 và giỗ tổ gốm Bàu Trúc tại Nhà làng Bàu Trúc
Chúng tôi gặp các vị cao niên là thành viên Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn đến chứng kiến nghi lễ giỗ tổ gốm Chăm làng Bàu Trúc. Phó Cả sư Hán Văn Hàm cho biết, Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm huyện Ninh Phước ngày càng khang trang, hiện đại. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông bê tông nhựa nóng, hệ thống điện chiếu sáng, nhà trưng bày gốm, trường học, nhà ở người dân được xây dựng to đẹp, tạo nên sự phát triển hiện đại của làng gốm Bàu Trúc.
Trao đổi với các bậc cao niên làng Bàu Trúc, chúng tôi được biết, nghề làm gốm tiếng Chăm gọi là “Danak ngap gok glah urang Cam”. Theo lưu truyền của cư dân địa phương, ông Pô Klong Can cùng vợ là bà Nai Lank Mưh dạy cho phụ nữ làm gốm. Nguyên liệu làm gốm là đất sét lấy từ cánh đồng Hamu Tanu Halan (ruộng gò đất sét), cách làng hơn ba cây số về hướng Tây. Đất được chở về đập nhỏ, đào hố ủ qua một đêm với lượng nước vừa phải. Sau đó dùng chân đạp đất cho thật nhuyễn và loại bỏ tạp chất rồi trộn với cát sông Quau theo tỉ lệ phù hợp. Phụ nữ Chăm nặn gốm hoàn toàn bằng tay, không dùng bàn xoay như những nơi khác. Họ đi vòng quanh bệ gốm chế tác sản phẩm đất nung cho ra sắc màu tươi son độc đáo. Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Dân làng mặc trang phục đẹp, nô nức đưa vật phẩm gồm bánh trái, hoa quả, trầu cau, trà nước ra đền Pô Klong Can thực hiện nghi lễ giỗ tổ nghề gốm Chăm. Phong tục cúng tổ nghề gốm do ông Kà thành, bà bóng, ông thủ đền đảm nhận trước sự chứng kiến của các vị chức sắc Bàlamôn. Bà bóng và ông thủ đền lo việc tắm tượng, mặc y phục cho tượng thờ. Ông Kà thành vừa đàn Kanhi vừa hát ngợi ca công đức tổ nghề gốm và cầu mong xóm làng bình an, may mắn, thịnh vượng. Dân làng bày vật phẩm cúng kính cầu mong nghề gốm phát triển bền vững, gia đình hạnh phúc...
Hiện nay, các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc có thể làm hàng trăm loại sản phẩm gốm theo nhu cầu thị trường, từ gốm mỹ nghệ như tượng nữ thần Apsara, tháp Chăm, phù điêu trang trí nội thất, bình nước phong thủy đến các vật dụng gốm cần thiết cho đời sống thường ngày của cư dân phương Nam như ấm đất, khuôn đổ bánh căn, bánh xèo, lu đựng nước, nồi đất, lò đun than củi. Làng gốm Bàu Trúc thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm sản phẩm làm quà lưu niệm.
Các vị chức sắc thực hiện nghi tắm tượng thờ và mặc trang phục cho vợ chồng tổ nghề gốm Pô Klong Can
Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX Gốm Chăm Bàu Trúc vui mừng, chia sẻ: Từ khi nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, làng nghề thu hút rất đông du khách đến tham quan, mua sắm sản phẩm. Đặc biệt vào những dịp lễ, Tết, mỗi ngày HTX đón trên 3.000 lượt khách; doanh thu tăng gấp hai lần so với trước. Nhờ đó, thu nhập của các hộ thành viên nâng cao, bảo đảm đời sống gia đình.
“Năm nay, bà con tổ chức giỗ tổ nghề gốm đầm ấm, vui tươi, tưởng nhớ công lao to lớn của tiền nhân dạy dân làng làm gốm. Làng gốm Bàu Trúc ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sắm. Ban Phong tục động viên bà con đoàn kết, thi đua làm nhiều sản phẩm đẹp, bền, tốt đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Di sản văn hóa quý báu của tổ tiên được truyền lại cho con cháu ngày nay gìn giữ, chung tay phát triển thịnh vượng, tích cực góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp”, ông Ngụy Ngọc Đỗ, Trưởng Ban Phong tục làng Bàu Trúc phấn khởi nói.
Lễ giỗ tổ gốm Chăm là một trong những hoạt động văn hóa được đồng bào Chăm tổ chức đúng với như tinh thần của Dự án 6 về Bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thái Sơn Ngọc (Báo Dân tộc và Phát triển)
Xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có trên 98% đồng bào Thái sinh sống ở 5 bản. Địa bàn cư trú nơi ngã ba sông gồm: sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, cuộc sống của...
Múa Tắc xình là một nghi thức tâm linh quan trọng trong lễ hội Cầu Mùa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, được bảo lưu, gìn giữ từ bao đời nay. Với những giá trị to lớn của...
baophutho.vn Thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Liên...
baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn...
baophutho.vn Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trước hết là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để đồng bào “an...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện tổ chức 12 lớp tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”...
baophutho.vn Phú Thọ có 5 huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) với 26 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 27 xã khu vực I...
baophutho.vn Phòng Dân tộc huyện Tân Sơn vừa phối hợp Huyện đoàn Tân Sơn đồng loạt ra quân triển khai Chiến dịch Truyền thông tuyên truyền về Luật Hôn nhân...
baophutho.vn Vừa qua, Phòng Dân tộc phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn và UBND các xã: Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Thu Cúc tổ chức Tọa đàm, giao lưu văn nghệ tuyên...
Tranh thờ giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. Tranh thờ mang giá trị thẩm mỹ, văn hoá sâu sắc, có tính giáo...