{title}
{publish}
{head}
Phú Thọ có 5 huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) với 26 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 27 xã khu vực I và 16 thôn đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 250 nghìn đồng bào DTTS sinh sống với tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,95%.
Người dân xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn đăng ký khám bệnh tại Trạm Y tế xã.
Những năm qua, việc thực hiện các chính sách pháp luật trong lĩnh vực BHYT cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, hiệu quả. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào được quan tâm thực hiện theo hướng: Ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng; giảm gánh nặng chi phí. Công tác khám chữa bệnh (KCB) cho các đối tượng chính sách, người nghèo và đồng bào DTTS đã được các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện nghiêm túc. Người dân đi KCB được thụ hưởng chi phí KCB từ quỹ BHYT theo mức quy định, giảm dần mất công bằng giữa KCB BHYT với KCB dịch vụ.
Từ năm 2021 đến hết tháng 6/2024 đã có trên 440 nghìn lượt người DTTS đi KCB, trong đó quỹ KCB BHYT chi trả trên 60 tỷ đồng. Vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt cụt 1/3 giữa cẳng tay tại Bệnh viện Bạch Mai với mức BHYT chi trả trên 241 triệu đồng, Ông Đinh Văn Lý ở xã Xuân Viên, huyện Yên Lập chia sẻ: “Nếu không có BHYT chi trả thì tôi không biết tương lai mình ra sao. Hàng tháng tôi đều ra Trạm y tế để kiểm tra huyết áp và điều trị bệnh đái tháo đường, không phải lên tuyến trên, giúp cho tôi giảm chi phí, thời gian đi lại”. Cũng như ôn Lý, nhều bệnh nhân là đồng bào DTTS được BHYT chi trả hàng trăm triệu đồng như trường hợp của ông Đinh Văn Quyết ở xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn điều trị tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác gần 379 triệu đồng; bà Đinh Thị Kim Liên ở xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai gần 341 triệu đồng; ông Đinh Văn Sắc ở khu Đồng Đa, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn điều trị tại cơ sở 2 Bệnh viện nhiệt đới Trung ương trên 329 triệu đồng; ông Đinh Công Hà ở xóm Cú, xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trên 304 triệu đồng...
Cùng với việc chia sẻ gánh nặng kinh tế với đồng bào, dịch vụ KCB BHYT đã được triển khai mạnh về y tế cơ sở, 100% trạm y tế tuyến xã đã triển khai hoạt động KCB BHYT, cung cấp các dịch vụ KCB cơ bản nhất cho người dân ngay tại cơ sở, đáp ứng nhu cầu KCB của người dân nói chung và đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, góp phần giảm quá tải cho các cơ sở KCB tuyến trên. Đội ngũ nhân viên y tế thôn/bản được củng cố và phát triển mạnh mẽ, 100% thôn/bản có nhân viên y tế hoạt động.
Tại cuộc Giám sát thực hiện chính sách pháp luật về BHYT cho đồng bào DTTS&MN (ngày 14/11), đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh đánh giá cao về quy trình, thủ tục KCB BHYT được các cơ sở KCB xây dựng chi tiết, cụ thể và được niêm yết công khai theo quy định. 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh, huyện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hỗ trợ đăng ký KCB, thanh toán chi phí KCB. Từ đó, tạo nên sự minh bạch hóa chi phí, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh khi đến khám và điều trị tại các cơ sở KCB trên địa bàn. Các cơ sở KCB đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ theo Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816... nên đã thực hiện được nhiều dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến, tạo niềm tin cho người dân trong tỉnh. Mức độ sử dụng thẻ BHYT của đồng bào dân tộc trong thăm, KCB ngày càng tăng.
Chị Đinh Thị Thêm ở khu 2, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn đưa con tới Trạm Y tế xã tiêm phòng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.
Tuy nhiên hiện nay công tác truyền thông về chính sách BHYT đôi khi chưa phù hợp với trình độ dân trí, nhận thức, phong tục, tập quán của đồng bào DTTS. Việc vận động mua thẻ BHYT đối với nhóm đối tượng đồng bào DTTS không được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng phí BHYT còn gặp nhiều khó khăn. Đến hết tháng 6/2024 toàn tỉnh còn 7,2 người DTTS chưa có thẻ BHYT, nếu như trong số này không may mắc bệnh phải đi KCB sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế gia đình, rất có thể dẫn đến tái nghèo. Tỷ lệ bao phủ BHYT đối với đồng bào DTTS chưa đạt mục tiêu đề ra. Công tác vận động ủng hộ kinh phí tặng thẻ BHYT cho các đối tượng tuy có kết quả, nhưng chưa ổn đinh, bền vững; thẻ BHYT được tặng thường có thời hạn không dài (3 tháng hoặc 6 tháng). Việc thu hút bác sỹ vào làm việc tại các trạm y tế xã thuộc các huyện đồng bào DTTS và miền núi còn khó khăn, trong khi công tác đào tạo tại chỗ còn hạn chế; tỷ lệ bác sỹ/vạn dân tại huyện Thanh Sơn, Tân Sơn là 7,4; huyện Yên Lập 7,8 thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của toàn tỉnh là 15,2... Nguyên nhân của tình trạng trên là do một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa có thói quen dự phòng, chia sẻ rủi ro, chỉ tham gia BHYT khi bản thân bị bệnh nặng, gây áp lực cho quỹ BHYT... Trong khi đó, một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đơn vị chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT. Các cơ sở KCB đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực trong công tác KCB, tuy nhiên chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT có lúc còn chưa đáp ứng, làm hạn chế việc khai thác, phát triển người tham gia BHYT.
Để từ nay đến năm 2025, có 100% đồng bào DTTS có thẻ BHYT, ngành BHXH tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đồng bào DTTS để hiểu về quyền lợi và trách nhiệm khi sử dụng thẻ BHYT; đồng thời, hướng dẫn đồng bào cài đặt và sử dụng hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID-BHXH số hoặc sử dụng căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh BHYT, giúp đồng bào thuộc vùng khó khăn được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.
Thúy Hằng
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ...
Xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có trên 98% đồng bào Thái sinh sống ở 5 bản. Địa bàn cư trú nơi ngã ba sông gồm: sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, cuộc sống của...
baophutho.vn Phòng Dân tộc huyện Tân Sơn vừa phối hợp Huyện đoàn Tân Sơn đồng loạt ra quân triển khai Chiến dịch Truyền thông tuyên truyền về Luật Hôn nhân...
baophutho.vn Vừa qua, Phòng Dân tộc phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn và UBND các xã: Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Thu Cúc tổ chức Tọa đàm, giao lưu văn nghệ tuyên...
Tranh thờ giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. Tranh thờ mang giá trị thẩm mỹ, văn hoá sâu sắc, có tính giáo...
baophutho.vn Xác định công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là nội dung quan trọng hàng đầu, cốt lõi trong thực hiện Dự án 8 thuộc...
baophutho.vn Viện KSND huyện Tân Sơn phối hợp cùng Ban điều hành Dự án 8 của huyện vừa tổ chức tập huấn hướng vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo...
baophutho.vn 72 năm tuổi đời, 44 năm tuổi Đảng, ông Hà Văn Nấp - già làng, người có uy tín khu Văn Tân, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn luôn gương mẫu đi đầu...
baophutho.vn Xác định lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát...
baophutho.vn Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024)...
Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong vùng Cao nguyên đá, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc...
Bắc Giang là vùng đất gắn với nhiều di sản. Đặc biệt năm 2019, tỉnh là một trong 11 địa phương sở hữu di sản Thực hành Then được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa...