Cập nhật:  GMT+7

Múa Tắc xình, nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của người Sán ChayViệc bảo tồn gìn giữ Múa Tắc xình-Nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của người Sán Chay góp phần nâng cao ý thức, nhận thức về bản sắc của dân tộc, cũng như phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững.

Bảo tồn gìn giữ nghệ thuật dân gian độc đáo

Múa Tắc xình là nghệ thuật trình diễn dân gian mang tính tâm linh quan trọng trong lễ hội Cầu mùa của người Sán Chay để tạ ơn trời đất, thần linh đã cho mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi, bản làng no ấm, lúa ngô được mùa và cầu khẩn sự che chở của thần linh cho mùa vụ tiếp theo. Điệu múa này có 09 động tác mô phỏng đời sống của người Sán Chay gồm: thăm và dọn đường, bắt quyết, mài dao, đánh dao, phát nương, tra mố, chăm sóc lúa, thu hoạch mùa màng, mừng mùa và trả lễ cho thần linh. Do hội tụ các yếu tố của trình diễn dân gian, trải qua thời gian dài tồn tại, phát triển múa Tắc Xình đã được cộng đồng người Sán Chay thừa nhận và lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một di sản phi vật thể đặc sắc cấp quốc gia của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, góp phần vào sự đa dạng văn hóa trong vườn hoa văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Múa Tắc xình, nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của người Sán Chay

Múa Tắc xình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, từ năm 2017, huyện Phú Lương đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chay gắn với phát triển du lịch cộng đồng” tại xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng với nhiều hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, vật thể.

Đồng thời, huyện Phú Lương còn xây dựng, phát triển các vùng chè đặc sản, các nương chè đẹp, vùng sản xuất chè an toàn để du khách tham quan và trải nghiệm...Đến nay, dự án bước đầu đã phát huy hiệu quả khi thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa bản địa tại địa phương.

Ông Hầu Văn Nhân, xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, cho biết đến với điểm du lịch cộng đồng tại xóm Đồng Tâm, du khách được hòa mình vào nghệ thuật trình diễn dân gian mang đậm nét tâm linh trong lễ hội Cầu mùa, hát Sấng Cọ, múa Tắc Xình... cũng như cách pha trà, thưởng trà trong một không gian văn hóa đầy màu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc Sán Chay.

Không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, mô hình du lịch cộng đồng còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững.

Tạo động lực để bà con phát triển kinh tế xã hội

Năm 2023, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, thiểu số và miền núi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình “Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình, dân tộc Sán Chay, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” qua đó nhằm khuyến khích, động viên bà con Nhân dân tham gia các chương trình tập huấn, tham gia các hoạt động liên quan đến bảo tồn gìn giữ văn hoá. Tạo động lực tinh thần, đoàn kết và đồng thuận, động lực để bà con phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giúp các tầng lớp Nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về bản sắc của dân tộc, từ đó gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc mình.

Múa Tắc xình, nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của người Sán Chay

Đại diện xóm Đồng Tâm tặng bộ nhạc cụ gõ của dân tộc Sán Chay cho Bản tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Lớp trao truyền được tổ chức tại địa chỉ xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, tại đây các nghệ nhân am hiểu về các điệu múa Tắc Xình thực hiện công việc truyền dạy cho 50 học viên là người dân trên địa bàn của xã Tức Tranh, học sinh Trường THCS và THPT Tức Tranh.

Trong đó, học viên cao tuổi nhất hiện trên 50 tuổi và học viên nhỏ tuổi nhất là 10 tuổi. Tại mỗi lớp học, các học viên đã được truyền dạy, hướng dẫn thực hành một số điệu múa Tắc Xình truyền thống; tìm hiểu về lịch sử ra đời, nội dung và ý nghĩa của các điệu múa, cách chế tác nhạc cụ bằng tre, mai và biểu diễn nhạc cụ.

Em Nguyễn Thị Thuý Ngân, học sinh lớp 12A1 trường THPT Tức Tranh, huyện Phú Lương chia sẻ: Em thấy điệu múa Tắc xình rất độc đáo, là một nét văn hoá đẹp của đồng bào người Sán Chay trên địa bàn. Do đó em đã tham gia lớp học trao truyền để có thêm hiểu biết về cội nguồn cũng như gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ông Nguyễn Cảnh Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam khẳng định: Thông qua chương trình của lớp học đã giúp các học viên hiểu được về lịch sử, cội nguồn cũng như các nội dung và ý nghĩa hình thức biểu diễn của những điệu múa Tắc Xình trong đời sống văn hóa của cộng đồng người dân tộc Sán Chay.

Trong thời gian tới, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ lên chương trình, kế hoạch, để đưa các nghệ nhân về truyền dạy lại điệu múa cho cán bộ của Bảo tàng, hiện nay đơn vị đã có thể trình diễn một số trích đoạn tiêu biểu trong điệu múa này để biểu diễn cho khách tham quan xem. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các nghệ nhân để nghiên cứu sâu và tiếp tục các chương trình bảo tồn nghiên cứu về sau.

Hoàng Thảo Nguyên/TTXVN


Hoàng Thảo Nguyên/TTXVN

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ngân vang tiếng trống nêm của đồng bào Dao đỏ

Ngân vang tiếng trống nêm của đồng bào Dao đỏ
2025-03-27 08:27:00

Trống nêm là một nhạc cụ truyền thống, là “linh hồn” của đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Vào những ngày Tết, tiếng trống vang lên để xua đi những điều...

Người “giữ lửa” ở khu Vượng

Người “giữ lửa” ở khu Vượng
2024-12-09 08:11:00

baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long