Cập nhật: Thứ 2, 08/08/2005 | 09:19 GMT+7

Tình trạng mất ATGT đường thủy ở bến phà Tình Cương: Bao giờ đò, phà không còn chung bến?

Là một trong 3 bến phà lớn của tỉnh, bến phà Tình Cương đang thuộc sự quản lý của Công ty sửa chữa và xây dựng đường bộ I Phú Thọ (Sở GTVT). Hoạt động song song với bến phà là bến đò ngang tư nhân. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, tới nay hoạt động vận chuyển khách của khu vực này đang bộc lộ những nguy cơ về mất ATGT đường thủy, gây “bức xúc” cho Ban quản lý phà Tình Cương...

·

Đò ngang – không giấy phép mở bến vẫn hoạt động

“Từ trước tới nay, chúng tôi chưa bao giờ và chưa thấy ai hỏi về giấy phép mở bến của bến đò Tình Cương cả. Đây là bến cũ của chúng tôi, có từ lâu rồi”. Đó là câu trả lời của ông Trần Thu - Chủ tịch UBND xã Phú Lạc chiều 28-7 vừa qua. Khi chúng tôi có cuộc trao đổi về giấy phép mở bến của bến đò Tình Cương và hoạt động của những chủ đò đã được UBND xã cho đấu thầu đang hoạt động song song với bến phà Tình Cương. Cũng theo ông Thu thì “bây giờ tôi mới thấy cảnh sát giao thông đường thủy hỏi tôi là bến đò hoạt động có giấy phép không, chứ từ xưa đến nay tôi cũng thấy có ai hỏi đâu...” Chủ đò PT - 0996 Mai Văn Thanh (khu I - xã Phú Lạc) nói “Chúng em thường xuyên được các đơn vị có chức năng như CAGT đường thủy, TTGT tuyên truyền về ATGT đường thủy và vẫn được kiểm tra nhắc nhở thường xuyên...”. Tuy nhiên, anh Thanh cho biết “em không biết là bến đò có giấy phép hoạt động hay không, chỉ biết chạy đò và nộp tiền đấu thầu cho xã thôi...”. Được biết, xã Phú Lạc đang thu 50 triệu đồng/ năm tiền đấu thầu của các chủ đò và số tiền này là một nguồn thu lớn của xã. Trao đổi về vấn đề giấy phép của bến đò có hay không, anh Nguyễn Hồng Thái - trưởng bến phà Tình Cương cho biết: “Bến đò này hoạt động không có giấy phép lâu rồi, và đã chung bến với chúng tôi quá lâu, một phần cũng do lịch sử để lại, một phần là họ (các chủ đò) không hiểu biết các quy định đảm bảo ATGT đường thủy của các bến đò, phà. Theo anh Thái, chính vì “chung bến” như thế này mà hoạt động của đò ngang hàng ngày vẫn đe dọa đến việc đảm bảo ATGT khi phà vận hành (nhất là mùa nước lên) và nó ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Bất cứ lúc nào khả năng đắm đò, lật phà cũng có thể xảy ra, mà hàng ngày có tới vài chục chuyến đò, phà cùng qua lại trên bến. Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, theo quy định về đảm bảo ATGT cho phà hoạt động thì bến đò phải nằm cách bến phà ít nhất là 150m. Tuy nhiên, như anh Thái nói: nhiều khi vì chung bến, đò cứ chạy “le ve” trước mũi phà. Anh em điều khiển phà chỉ cần không chú ý một chút là có va chạm ngay. Không chỉ mất AT GT, chính vì tình trạng chung bến này, nhiều xô xát giữa chủ đò và anh em công nhân bến phà đã xảy ra cùng với các hiện tượng tranh khách. Nhà đò thì cần khách để tăng thu nhập và nộp đủ nghĩa vụ cho xã đồng thời mưu sinh, còn bến phà thì phải nộp cước cho Công ty quản lý nên cũng cần phải có khách để duy trì hoạt động... Chính vì những lý do trên nên mặc dù tình trạng đò phà chung bến gây mất ATGT và việc hoạt động không có giấy phép của bến đò đã diễn ra quá lâu nhưng hình như vì “nể nhau” nên những quy định bắt buộc về ATGT này đã bị cả chủ đò và ban quản lý bến bỏ qua mà không ai nghĩ tới hậu quả của chuyện “đắm đò, lật phà” sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào...

·

Trách nhiệm - chưa rõ ràng

Theo anh Nguyễn Hồng Thái - trưởng bến phà Tình Cương thì “Công ty đã biết việc chung bến này rồi, Sở cũng biết và bản thân chúng tôi đã đề nghị nhiều lần, tuy nhiên vẫn như anh thấy đấy...”. Cũng theo anh Thái thì CAGT đường thủy, TTGT đã biết việc này lâu rồi. Việc khó nhất bây giờ là mở một bến mới cho đò hoạt động theo quy định, đảm bảo ATGT để tránh tình trạng chung bến hay việc đò lấy phà làm đường lên, cập vào mạn phà bất kể mọi lúc hiện vẫn đang “nhủng nhẳng”. Bến phà thì không thể nào đuổi bến đò đi được, còn ông Trần Thu - Chủ tịch UBND xã Phú Lạc thì nói “Chúng tôi không mở bến, đây là bến cũ của chúng tôi, đò đã hoạt động từ xưa đến nay cơ mà...”. Cũng theo ông Thu, thì BQL bến phà còn đang ở nhờ đất của xã, và bến phà này là do rời từ phía dưới lên đây. Cũng trong cuộc làm việc với UBND xã, ông chủ tịch xã đã nhiều lần khẳng định “từ xưa tới nay có ai hỏi giấy phép mở bến đâu, mãi vừa rồi khi có thông tin về việc đò phà chung bến thì các anh CAGT đường thủy và TTGT mới hỏi giấy phép mở bến...”. Đây cũng là một điều lạ vì CAGT đường thủy, TTGT đường thủy vẫn thường xuyên hỏi giấy đăng kiểm, giấy phép lái đò, kiểm tra kỹ thuật, phương tiện thủy nội địa... và thỉnh thoảng lại phạt một chủ đò vì thiếu một trong những điều kiện trên mà lại chưa bao giờ đặt vấn đề về giấy phép mở bến đò ngang “lên bàn” chủ tịch xã trên địa bàn (?). Chẳng lẽ hai ngành này đều cho rằng việc có hay không có giấy phép mở bến theo quy định là không quan trọng (?). Trước những yêu cầu và quy định về ATGT đường thủy chúng tôi đã nêu lên tại buổi làm việc nhưng khi đề cập tới vấn đề mở bến mới cho đò ngang thì ông chủ tịch xã khẳng định “chúng tôi không mở bến”. Không lẽ ông chủ tịch xã Phú Lạc (nơi đang thu của các chủ đò 50 triệu/1 năm với hình thức đấu thầu) lại không cần biết về các quy định ATGT đường thủy, sự an toàn của các hành khách và tài sản của nhà nước cùng với các quy định về giấy phép mở bến với chỉ một lý do nêu ra “địa phương chúng tôi không có chỗ mở bến nữa”.

Ai sẽ làm “trọng tài” cho việc này để chấm dứt tình trạng đò phà chung bến, chấm dứt tình trạng bến đò hoạt động không giấy phép mở bến? Không lẽ cứ tiếp diễn tình trạng trên để hành khách đi đò phà luôn “nơm nớp” một nỗi lo sông nước, còn nhà phà thì bức xúc vì tình trạng gây mất ATGT của đò do “chung bến” mà ra... Tại sao Công ty quản lý sửa chữa và xây dựng đường bộ I Phú Thọ, UBND huyện Cẩm Khê, CSGT đường thủy, TTGT không sớm cùng vào cuộc để “gỡ” nơi mất ATGT trên sông như tình trạng đang diễn ra ở bến phà Tình Cương?

Quốc Hội


 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đảm bảo an toàn bến khách ngang sông
02:01 29/08/2023

Trên địa bàn tỉnh hiện có hệ thống sông, suối, hồ, đập khá dày với 5 tuyến sông (sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy, sông Bứa) có tổng chiều dài trên ...

Rừng núi Quyền đang bị “rút ruột”?

Rừng núi Quyền đang bị “rút ruột”?
07:54 29/07/2005

(PTĐT) Hiện nay, ở huyện Thanh Sơn đang diễn ra tình trạng một số chủ rừng "ngang nhiên" chặt phá cây bản địa thuộc chương trình 327 trước kia- nay là DA661 chỉ để bán với giá...

Làng người Mường ở núi Bạch Mã

Làng người Mường ở núi Bạch Mã
00:34 28/04/2005

Khe Su là một xóm nhỏ của xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc - Thừa Thiên - Huế). Khe Su nằm trong Vườn quốc gia Bạch Mã - một địa chỉ du lịch sinh thái nổi tiếng, cách thành phố Huế...

Những mảnh đời xóm Mát

Những mảnh đời xóm Mát
03:32 01/04/2005

Mưa. Con đường ngoằn ngoèo vào xóm Mát, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập trở nên nhầy nhụa bởi thứ đất đồi dẻo, dính như sáp ong. Căn nhà đất lụp xụp, lợp lá cọ của ông Thịnh nằm...

Cọ buồn trên đất đá

Cọ buồn trên đất đá
03:20 19/02/2005

Nhà văn Ngô Ngọc Bội, hơn sáu mươi năm qua, hầu như chỉ gắn bó với cái rốn cọ, nơi nhiều cọ nhất Việt Nam vùng Cẩm Khê - Sông Thao - Phú Thọ ấy, ông hiểu về sự kỳ diệu của cọ..

Kè An Đạo kêu cứu

Kè An Đạo kêu cứu
02:33 20/01/2005

Tuyến đê Tây Sơn thuộc xã An Đạo, huyện Phù Ninh là tuyến đê trọng yếu nhất của tỉnh trên dòng sông Lô. Nhiều lần bị vỡ, 3 lần phải tu sửa lớn, tuyến đê này chỉ được bình yên...

Giáp Lai nhức nhối “Quặng tặc”

Giáp Lai nhức nhối “Quặng tặc”
06:29 12/01/2005

Xã Giáp Lai nằm ở phía Đông Bắc huyện Thanh Sơn. Từ những năm 1994-1995, khi phát hiện ra các mỏ quặng caolin hiện tượng khai thác trái phép nguồn tài nguyên này bắt đầu manh...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long