Cập nhật: Thứ 2, 27/08/2012 | 07:48 GMT+7

Xây dựng nông thôn mới ở vùng Tam Cửu: Bước khởi đầu gian nan

PTO- Tam Cửu là cái tên mà người ta gọi chung cho ba xã đặc biệt khó khăn gồm: Đông Cửu, Khả Cửu và Thượng Cửu của huyện Thanh Sơn. Cách trung tâm huyện gần ba chục cây số, Khả Cửu có vị trí quan trọng, trung tâm của vùng tam Cửu, từ nơi đây, con đường chia làm hai ngả, một lên Thượng Cửu, một qua Đông Cửu. Kịch tầm của hai xã này là đất Hòa Bình. Theo dự kiến ban đầu thì Đông Cửu và Thượng Cửu không nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh vì quá khó khăn. Nhưng không để hai xã này nằm ngoài cuộc và cũng để tạo đà, bắt nhịp theo xu thế chung, huyện Thanh Sơn và hai xã quyết tâm tham gia chương trình với mong muốn xã sẽ vượt qua mọi khó khăn, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần của bà con tiến kịp miền xuôi.

Làm đường giao thông nông thôn ở Đông Cửu.
Làm đường giao thông nông thôn ở Đông Cửu.

Thế nhưng, là nơi có núi đồi, sông ngòi chia cắt; ruộng ít, nương nhiều, trình độ dân trí hạn chế, tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân vẫn còn nhiều, trong khi đó các tiêu chí quy chiếu theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thì cơ bản là chưa thực hiện được. Tuy nhiên, tiêu chí người dân tham gia bảo hiểm y tế ở ba xã này lại đạt cao, bởi theo chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, bà con dân tộc thiểu số và người nghèo được cấp miễn phí bảo hiểm y tế.

Đánh vật trên con đường đi vào xóm Dấu Cỏ, nơi có 19 hộ dân người Dao đang chờ tái định cư bởi khu vực họ sinh sống đang bị nhiễm xạ nặng. Những căn nhà lá tuềnh toàng, tạm bợ khiến cảnh núi rừng càng thêm nghèo khó. Bí thư Đảng ủy xã Đông Cửu Hà Ngọc Phiến tâm sự: Xã nghèo quá, cũng chẳng dám đòi hỏi gì đâu. Khi biết được xây dựng nông thôn mới bà con mừng lắm, hồ hởi lắm. Bảo tham gia, làm gì cũng nhiệt tình ủng hộ. Nhưng anh tính, bình quân thu nhập của chúng tôi mới đạt 7,5 triệu đồng thì bà con cũng chỉ ủng hộ được về tinh thần, còn vốn đối ứng chỉ là công sức bà con và một số diện tích đất khi có công trình được triển khai.

Anh Hà Văn Vĩnh, cán bộ địa chính, xây dựng của xã Đông Cửu phụ họa: Trong 19 tiêu chí, xã tôi mới được có 4, mà 4 cái được ngoại trừ tiêu chí quy hoạch ra còn lại 3 tiêu chí đã có sẵn rồi. 15 tiêu chí còn lại, nan giải nhất đó là giao thông miền núi (GTMN), giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi… Về giao thông, ngoài mấy km đường nhựa vào xã và hơn 1 km đường bê tông khu tái định cư đang làm, còn lại tất cả đường về các xóm bản vẫn là đường đất. Nếu về các xóm Cốc, Hạ Thành, Dấu, Bư, Vừn… trời nắng thì còn đỡ, chứ mưa thì chỉ có nước xắn quần lội bộ. Khoát tay trên mấy thửa ruộng, anh Vĩnh chia sẻ: Cũng may, nhờ thiên nhiên ưu đãi nên bà con có thể lợi dụng được khe suối để bắt nước vào ruộng, nếu không thì cũng khó kiếm miếng mà ăn.

Trong các tiêu chí, vấn đề đào tạo nghề để đưa số lao động nông nghiệp giảm xuống còn 45% là điều không thể ở tam Cửu. Mặc dù đảng bộ, chính quyền các xã cũng đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở nhiều lớp dạy nghề và cũng thu hút được một số học viên. Nhưng trong các nghề đào tạo thì chỉ nghề chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp còn khả dĩ, chứ các nghề khác như thêu ren, làm tương, mây tre đan… thì chỉ học để biết thôi. Đã có một lớp học làm tương mở cho ba xã khu vực tam Cửu, nhưng chỉ được ít học viên của Khả Cửu theo học. Nói như anh Đinh Văn Tiến ở Thượng Cửu thì: Nhà tôi làm một vại, ăn cả năm nên việc gì phải học! Là người có nhiều thời gian và công sức cho Chương trình nông thôn mới, nhưng Bí thư Đảng ủy xã Thượng Cửu Bùi Quang Doanh không khỏi băn khoăn: Như tôi là cán bộ xã, rời nhiệm sở cũng phải vớ cái cuốc, cái cày giúp đỡ vợ con. Nếu như không điều chỉnh lại tiêu chí tỷ lệ lao động nông nghiệp thì xã tôi có lẽ không bao giờ đạt được.

Ở tam Cửu, chỉ có trường học được kết nối internet, còn các hộ dân, cơ bản là không nhà nào có. Trong khi đó, muốn trông vào bưu điện văn hóa xã, thì ở tam Cửu việc kinh doanh không đạt hiệu quả nên Điểm bưu điện văn hóa xã Thượng Cửu đã trở thành nơi bán hàng!

Trong suy nghĩ của tôi, môi trường của vùng núi bao giờ cũng trong lành. Thế nhưng tôi đã nhầm khi về Thượng Cửu. Chủ tịch UBND xã Hà Văn Nhận quả quyết: Những tiêu chí khác, dù khó đến đâu nếu có sự đầu tư, cùng với nỗ lực cố gắng của người dân vẫn có thể đạt được. Nhưng tiêu chí môi trường của xã tôi sẽ không bao giờ đạt nếu như tình trạng khai thác khoáng sản vẫn còn tiếp diễn. Thiên nhiên ưu đãi cho xã chúng tôi mấy mỏ sắt, nhưng hoạt động khai thác lại gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Lúa má không cấy được, đường xá bị hư hỏng do vận chuyển khoáng sản.

Do địa hình miền núi, nên xuất đầu tư cho thủy lợi ở đây rất lớn. Cả xã Thượng Cửu dù đã nỗ lực hết mình nhưng đến nay mới chủ động được nước cho 27/72 ha đất nông nghiệp. Còn về điện, dù điện lưới đã về đến các xã, nhưng số khu dân cư, số hộ dân chưa được sử dụng vẫn còn cao. Đông Cửu còn 4 xóm chưa có trạm hạ thế với gần 200 hộ dân chưa có điện. Còn Thượng Cửu thì khu Sinh Tàn, điện lưới quốc gia vẫn là mơ ước.

Cái khó khăn nhất ở tam Cửu đó là GTNT. Đến nay, toàn xã Đông Cửu ngoài khu tái định cư ra thì chưa có một mét đường bê tông nào; còn Thượng Cửu mới có 600m/18 km đường GTNT được bê tông hóa. Ở Khả Cửu đường GTNT, đường nội đồng cũng chưa bê tông hóa được mét nào.

Trong khu vực tam Cửu thì Khả Cửu là trung tâm cụm xã, so với hai xã kia có nhiều lợi thế hơn, nhưng đến nay, Khả Cửu cũng mới chỉ được 5/19 tiêu chí mà cơ bản đã có sẵn từ trước. Bí thư Đảng ủy xã Hà Ngọc Lư tâm sự: Đảng ủy, chính quyền xã Khả Cửu vào cuộc quyết liệt lắm! Ngoài sự lãnh chỉ đạo, chúng tôi còn đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ chủ trương lớn này của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy chúng tôi cũng có thêm tiêu chí về giáo dục, chợ sắp đạt. Còn cũng như các xã khác đó là: GTNT, thủy lợi, đường nội đồng, thu nhập…không biết bao giờ mới đạt được. Bởi đến nay, theo dự toán ban đầu, cần phải có khoảng 70 tỷ để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Nếu như có được đầu tư đi chăng nữa thì người dân chúng tôi lấy đâu ra 7 tỷ vốn đối ứng?

Rất may, trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Sơn đã có những cách làm hay. Để đưa khu vực tam Cửu đi đến đích nông thôn mới huyện đã kết hợp nhiều chương trình, dự án, nguồn vốn lại và phục vụ cho xây dựng nông thôn mới. Với kiểu làm của con nhà khó, huyện đã kết hợp với nguồn vốn của Jica trong dự án mở đường vào các khu dân cư người Dao để làm đường vào bản Sinh Tàn. Nếu như không có sự kết hợp này, thì khó có thể có một con đường vào nơi vùng sâu, vùng xa nhất huyện Thanh Sơn. Hay ở Đông Cửu, dự án di dân ra khỏi nơi nhiễm phóng xạ đã được đầu tư đường, điện, nước, các công trình phụ trợ…góp phần tạo nên một khu dân cư mới với nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại. Cùng với đó, các nguồn vốn của trên được các xã tập trung vào xây dựng nhà văn hóa cho khu dân cư để, thúc đẩy các tiêu chí văn hóa lên. Các xã Đông Cửu và Thượng Cửu, từ nay đến cuối năm sẽ khởi công xây dựng nhà văn hóa ở tất cả các khu chưa có.

Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thanh Sơn cho biết: Vùng tam Cửu gồm các xã đặc biệt khó khăn của huyện, việc xây dựng nông thôn mới ở đây đã được đưa vào quy hoạch để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015-2020. Năm 2011, chúng tôi đã cấp mỗi xã 4 triệu để làm công tác tuyên truyền và quản lý chương trình. Để vùng tam Cửu bớt khó khăn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện đã chủ động lồng ghép các dự án, chương trình vào xây dựng nông thôn mới ở đây. Tuy nhiên, là các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện, nên chúng tôi cũng mong muốn có sự thay đổi tỷ lệ của một số tiêu chí như: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp, thu nhập trên đầu người, hạ tầng giao thông, các thiết chế văn hóa…Bởi các xã này dân cư ở thưa thớt, lại bị núi đồi, sông suối chia cắt… Nếu như cứ áp dụng đủ 19 tiêu chí như hiện tại thì có những tiêu chí sẽ không bao giờ đạt được, điều này khiến nhân dân dễ nản lòng khi thực hiện. Và việc đầu tư cho các xã này nên đầu tư dứt khoát, công trình nào là phải được công trình đó, tránh tình trạng dàn trải, sẽ làm mỏng đi sức người, sức của.

Không chỉ là mong muốn của ông Nguyễn Văn Long mà các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân vùng tam Cửu đều mong muốn giảm bớt các tiêu chí không cần thiết và tỷ lệ một số tiêu chí để hợp với sức dân, đảm bảo tính khả thi cao khi thực hiện.

Xuân Chường



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Khả Cửu mong đường
02:55 07/04/2023

Khả Cửu là một trong ba xã còn nhiều khó khăn của vùng “Tam Cửu” huyện Thanh Sơn gồm Khả Cửu, Đông Cửu và Thượng Cửu. Bên ấm trà nóng, trò chuyện cùng đồng chí ...

Tháng Dân vận ở Khả Cửu
01:32 25/10/2024

Năm 2024, huyện Thanh Sơn lựa chọn xã Khả Cửu để thực hiện chương trình công tác dân vận, đây là lần thứ 2 xã Khả Cửu được lựa chọn để thực hiện chương trình ...

Nỗ lực vượt khó xây dựng nông thôn mới
07:45 16/08/2024

Những năm qua, việc xây dựng nông thôn mới ở xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù vậy, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã đã ...

Dân vận xây dựng nông thôn mới
01:39 26/01/2024

Ngay khi bắt tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), chính quyền và người dân trên địa bàn huyện Tam Nông đã xác định sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng ...

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
3:42 sáng nay

baophutho.vn Sản xuất và chế biến nông sản là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế, gia tăng cơ cấu nông nghiệp, mở...

Hợp Hải có thêm mô hình kinh tế

Hợp Hải có thêm mô hình kinh tế
07:33 25/08/2012

PTO- Kỹ thuật trồng đơn giản, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, không tốn công lao động, thời gian thu hoạch ngắn lại cho hiệu quả kinh tế cao - đó là mô hình trồng nấm rơm...

Sản xuất, kinh doanh xi măng gặp khó

Sản xuất, kinh doanh xi măng gặp khó
02:31 25/08/2012

PTO- Tính đến hết năm 2011, cả nước có 120 dây chuyền xi măng đang hoạt động, với tổng công suất thiết kế gần 80 triệu tấn/năm, tăng gấp đôi chỉ trong vòng bốn năm.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long