{title}
{publish}
{head}
Phú Thọ - mảnh đất Trung du, cội nguồn dân tộc là một trong năm địa phương của cả nước tập trung đông đồng bào dân tộc Mường cư trú. Đây là dân tộc thiểu số được hình thành sớm, bởi vậy văn hoá bản địa của đồng bào Mường rất phong phú và đặc sắc. Một trong những di sản văn hoá truyền khẩu nổi bật của đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Mường phải kể đến là văn hoá cồng chiêng.
Cồng chiêng được sử dụng nhiều trong các lễ hội của dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh.
“Boong, khùm,...Boong, khùm...”. Từ gian nhà sàn truyền thống, thanh âm trầm bổng của chiếc chiêng cả vọng vang khắp không gian, mang theo thông điệp của già làng trong thời khắc chuyển giao năm mới tới cộng đồng. Mừng Tết! Tất cả con dân đất Mường gác lại công việc năm cũ, háo hức sum vầy chúc tụng cầu may, mở hội khai Xuân, vui Tết cổ truyền... Đó là nghi thức quan trọng trong phong tục đón Tết của đồng bào Mường nơi Đất Tổ. Chỉ khi chiếc chiêng cả ngân vang khắp bản làng, đất Mường mới chính thức bước sang năm mới, các nghi thức khác trong ngày Tết mới bắt đầu được thực hiện.
Theo sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” được lưu truyền trong cộng đồng Mường vùng Trung du, văn hoá cồng chiêng là thành quả quan trọng mà đồng bào nơi đây có được trong tiến trình hình thành và phát triển dân tộc. Thuở khai sơn lập ấp, người Mường sử dụng tiếng cồng chiêng như một hiệu lệnh đặc biệt để giữ đất, bảo vệ bản làng. Đây cũng là “vật thiêng” kết nối người Mường với đời sống tâm linh trong những dịp trọng đại, là thứ ngôn ngữ thanh thuần mà đồng bào Mường gửi gắm mong cầu với đất trời, gọi mời thánh thần, tổ tiên về với bản làng đại ngàn. Trong sắc màu văn hoá nghệ thuật của dân tộc Mường, nhịp cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc khí, chúng còn được ví như “linh hồn”, “sinh khí” của bản làng. Bởi chỉ vào dịp lễ hội và sự kiện trọng đại như Tết cổ truyền, lễ mừng nhà mới, lễ hội cầu mùa, đám cưới, đám ma..., tiếng cồng chiêng mới ngân vang trên đất Mường. Với người Mường, cồng chiêng là thứ bảo vật linh thiêng biểu thị cho sự giàu có của gia đình, tộc họ, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì thế, ngày trước gia chủ nào trong bản có điều kiện đều sẽ sắm cho mình vài ba chiếc chiêng, bộ cồng chiêng lúc nào cũng được treo ở vị trí trang trọng nhất trong gian nhà sàn...
Vào ngày Tết, nhịp cồng chiêng gắn liền với phường hát sắc bùa. Đây là một hội biết chơi chiêng và biết hát. Sau đêm “chín cối tháng ba” (ngày 30 tháng Chạp) chiếc chiêng được “đánh thức”, họ sẽ đi đến từng nhà, khua chiêng theo nhịp rồi cất tiếng hát mừng năm mới. Người Mường quan niệm, tiếng hát sắc bùa chúc Tết hoà cùng thanh âm cồng chiêng sẽ mang lời chúc tụng vọng vang khắp đất trời, đem đến may mắn, tốt lành cho các gia đình trong bản. Còn trong lễ cưới của người Mường, tiếng cồng chiêng âm vang tượng trưng cho phúc khí, tài lộc, ấm no đến với hai họ, hai gia đình, cô dâu, chú rể. Ở nhiều bản Mường, cồng chiêng còn được dùng làm của hồi môn quý giá cho cô dâu khi về nhà chồng.
Câu lạc bộ Cồng chiêng xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn thường xuyên duy trì hoạt động truyền dạy văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Trải qua thăng trầm thời gian, văn hoá cồng chiêng trong đời sống của đồng bào Mường cũng dần đổi thay. Cồng chiêng ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi, chỉ xuất hiện trong những dịp lễ hội quan trọng bản làng hay biểu diễn văn nghệ dân gian. Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống này, đồng bào Mường sinh sống ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn,Yên Lập, Thanh Thủy đã thành lập các câu lạc bộ cồng chiêng, tích cực sưu tầm đạo cụ truyền thống, tổ chức các hoạt động truyền dạy văn hoá cồng chiêng, tham gia trình diễn trong các ngày hội văn hóa các dân tộc nhằm góp phần kết nối, lan toả di sản của cộng đồng đến thế hệ trẻ.
Ông Đinh Văn Chiến - Chủ nhiệm CLB bảo tồn di sản văn hóa Mường (khu 18, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thuỷ), người nặng lòng với văn hoá truyền thống và dành nhiều tâm huyến trong hành trình nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng văn hoá cồng chiêng xứ Mường cho biết: “Cồng chiêng là loại nhạc khí có giá trị cao. Bởi vậy khi quyết tâm phục dựng di sản văn hoá, tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về quan niệm, ý nghĩa và cách sử dụng, trình diễn cồng chiêng của tổ tiên xưa. Một bộ cồng chiêng sẽ gồm 12 chiếc to, nhỏ khác nhau. Tên gọi của cồng chiêng cũng được gọi theo thứ tự từ 1 đến 12. Chiêng 1 nhỏ nhất, có âm cao nhất. Tiếp đến là chiêng 2,3,4... đến chiêng 12. Chiêng 12 lớn nhất sẽ có âm trầm nhất. Người Mường quan niệm 12 chiếc chiêng biểu trưng cho 12 tháng trong năm, mang đủ âm sắc giao thoa bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông; mỗi mùa lại có ba tháng: Mạnh, trọng, quý. Vì thế dàn cồng chiêng được chia làm 3 loại: 4 chiêng trầm, 4 chiêng bổng và 4 chiêng né. Cuộc sống ngày càng nhiều đổi thay, nhưng với đồng bào bản Mường, cồng chiêng vẫn luôn là nét đẹp đầy tính nhân văn trong đời sống tinh thần. Để những màn trình diễn cồng chiêng thêm phần đặc sắc, ngày nay, các bản Mường còn cải biên, thêm một số điệu múa dẫn mời nhộn nhịp, sinh động trên nền nhạc truyền thống. Một số bài hòa tấu cồng chiêng tiêu biểu phải kể đến như: Chúc mừng, sắc bùa, gọi nhau đi hội, đi đường, chúc rượu...”.
Tháng Giêng - đất trời giao thoa, bản làng thay áo mới. Rộn ràng theo câu hát Ví Rang tâm tình, sâu lắng là thanh âm trầm bổng của nhịp cồng chiêng vọng vang khắp đại ngàn. Không chỉ đơn thuần là âm nhạc vui hội, mỗi khi thanh âm, điệu thức đồng bào Mường cất lên là cả một miền văn hóa thức dậy, khai Xuân đón Tết...
Mai Bích
baophutho.vn Là người có uy tín ở khu Ngọc Sơn 1, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, ông Hà Ngọc Ninh, sinh năm 1962, người dân tộc Mường luôn tận tụy, hết lòng...
baophutho.vn Dù đã 92 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, nhưng chiều nào, ông Nguyễn Hữu Biệt ở phố Hạ Sơn, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn cũng phải chơi vài...
baophutho.vn Có nguồn gốc từ người Việt cổ, đời sống văn hóa tinh thần của người Mường phong phú và đặc sắc với nhiều lễ tục đặc biệt. Trong đó, Mo Mường là...
baophutho.vn Hát ví đu hay còn gọi là hò đu là một trong những hình thức diễn xướng dân gian đã có tự lâu đời trong văn hóa của đồng bào người Mường huyện...
baophutho.vn Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hòa cùng đất trời vào Xuân, đồng bào công giáo trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã trang hoàng nhà cửa, treo cờ...
Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Những ngày...
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian,...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ có đa dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 17% dân số toàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh có 58 xã thuộc khu vực I, II,...
Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho...
Theo báo cáo, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3 và 4; trong...
Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình “Liên kết các nhóm họ làng Trol Ðeng bảo đảm về an ninh trật tự” tại thị trấn Chư Ty, huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai, đã phát huy hiệu quả, góp...
Là một trong chín bản của xã miền núi Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân cách trung tâm xã hơn 20km và là bản “vùng trong”, biệt lập giữa đại ngàn Pù Huống. Hơn 70...