{title}
{publish}
{head}
Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Những ngày cuối năm, ở khắp các bản làng nơi đây đều rộn ràng các hoạt động mừng Tết đến, xuân về.
Trước đây, Cán Chu Phìn là một trong những xã có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, đời sống kinh tế của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào chăn nuôi, trồng trọt. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào dân tộc Mông ở Cán Chu Phìn có nhiều chuyển biến tích cực.
Đồng bào dân tộc Lô Lô rực rỡ trong trang phục truyền thống những ngày giáp Tết.
Ông Vàng Mí Trạ, Chủ tịch UBND xã Cán Chu Phìn chia sẻ: Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) kết hợp cùng nguồn vốn xã hội hoá từ địa phương, trong năm 2023 xã Cán Chu Phìn đã hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn. Thực hiện đổ bê tông gần 5km đường liên thôn. Về canh tác nông nghiệp, người dân trong xã đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh từ nuôi bò vỗ béo. Tính đến hết tháng 12 năm 2023, toàn xã hiện có 470 lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần đảm bảo đời sống kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Trước những kết quả đã đạt được, người dân địa phương rất phấn khởi, không khí đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2023 tại địa phương cũng tất bật và rộn ràng hơn so với mọi.
Năm 2023 cũng ghi nhận nhiều sự đổi thay, chuyển biến tích cực tại xã biên giới Sơn Vĩ với nhiều toà nhà công sở, nhà dân khu trung tâm xã được xây dựng khang trang. Các tuyến đường chính đa phần trải nhựa áp phan, đường đi thôn bản cơ bản cũng đã được đổ bê tông. Các gia đình ở khu vực thị trấn, chỗ trung tâm thôn... đều có ti vi, xe máy. Đảng ủy xã Sơn Vĩ đã cùng các ban, ngành, đoàn thể và người dân khắc phục mọi khó khăn để tập trung gieo trồng, chăm sóc cây trồng hoàn thành 100% kế hoạch; làm tốt công tác phòng bệnh cho hàng chục ngàn con gia súc, gia cầm không để dịch bệnh xảy ra. Công tác văn hóa, xã hội như giáo dục, y tế, thể thao, văn nghệ... được củng cố, giữ vững, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn được quan tâm... Đặc biệt, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với Đồn Biên phòng Sơn Vĩ tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân bảo đảm giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Quốc gia.
Anh Giàng Mí Già, Trưởng thôn Cò Súng, xã Sơn Vĩ cho biết: Nhiều hộ gia đình trong thôn được chính quyền xã và cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện cải tạo vườn tạp, hướng dẫn cách trồng các loại rau theo mùa vụ, chăm sóc gia súc, gia cầm. Nhờ đó, không chỉ có rau để ăn hàng ngày các hộ gia đình còn có sản phẩm nông nghiệp sạch để bán ra thị trường vào dịp Tết.
Hoà chung không khí rộn ràng đón Tết, tại xã Sủng Trà, chính quyền địa phương đã chỉ đạo, hướng dẫn các thôn, bản làm tốt công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, trang trí đón Tết tại các tuyến đường trung tâm xã và thôn. Ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Sủng Trà chia sẻ: Nhằm tạo không khí phấn khởi cho người dân vui xuân mới, công tác trang trí đón Tết đang được khẩn trương thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, tận dụng các vật liệu sẵn có và nguồn kinh phí hỗ trợ từ các công ty, doanh nghiệp của địa phương. Ngoài ra, xã Sủng Trà còn tổ chức tuyên truyền cho người dân về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày đầu năm mới.
Đồng bào các dân tộc tại huyện Mèo Vạc tất bật trong phiên chợ những ngày cuối năm.
Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Huy Sắc, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc thông tin: Mèo Vạc là địa bàn sinh sống của 17 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Tày, Giáy, Lô Lô... Tuy mỗi dân tộc đón Tết đều có những nét đặc trưng riêng, nhưng đều chung không khí phấn khởi, vui tươi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với công tác chăm lo Tết cho đồng bào DTTS như hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà... huyện Mèo Vạc cũng sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật, giao lưu văn hóa, văn nghệ để phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Các hoạt động này cũng góp phần quảng bá hình ảnh của mảnh đất và con người Mèo Vạc tới du khách từ đó thúc đẩy du lịch phát triển.
Minh Đức - Vũ Mừng (Báo Dân tộc và Phát triển)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian,...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ có đa dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 17% dân số toàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh có 58 xã thuộc khu vực I, II,...
Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho...
Theo báo cáo, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3 và 4; trong...
Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình “Liên kết các nhóm họ làng Trol Ðeng bảo đảm về an ninh trật tự” tại thị trấn Chư Ty, huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai, đã phát huy hiệu quả, góp...
Là một trong chín bản của xã miền núi Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân cách trung tâm xã hơn 20km và là bản “vùng trong”, biệt lập giữa đại ngàn Pù Huống. Hơn 70...
Để thúc đẩy bình đẳng giới, Hội Phụ nữ các cấp đã có cách làm sáng tạo là kết nạp hội viên danh dự là những nam giới là người có uy tín, có năng lực truyền thông trên địa bàn...
baophutho.vn Tiểu Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi thuộc Chương trình mục...
Vào chủ nhật hàng tuần, hơn 30 học sinh dân tộc Ê Đê trên địa bàn xã Ea Bhôk, huyện Cư Kui, tỉnh Đắk Lắk lại cùng nhau đến không gian trường mẫu giáo buôn Ea Kmar để tham gia...
Trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là nghề trồng lúa nước, người Cơ Ho nhóm Cơ Ho Srê (★) ở tỉnh Lâm Đồng, thường thực hiện nhiều nghi lễ theo chu kỳ phát triển của cây...