{title}
{publish}
{head}
Theo báo cáo, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3 và 4; trong đó, các bản mẫu sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3 đã được phê duyệt thẩm định, cho phép sử dụng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc in ấn, xuất bản, phát hành vẫn chưa được thực hiện để các địa phương triển khai dạy và học bằng tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.
Hiện nay, theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước, địa phương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để mua sách giáo khoa cấp phát cho người dạy và người học. Tuy nhiên, địa phương lại không có thẩm quyền tổ chức phát hành, xuất bản, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học.
Bên cạnh đó, các địa phương nếu thực hiện in ấn, xuất bản, phát hành sẽ gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn nhà thầu, giá thành cao, chi phí phát hành lớn... do số lượng sách giáo khoa của mỗi địa phương ít, các thủ tục về xuất bản phải thực hiện riêng lẻ.
Trường Trung học Cơ sở Ea Tul, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) huy động từ các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ sách giáo khoa cho các em học sinh khó khăn. Ảnh minh họa: Nguyên Dung/TTXVN
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án: Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương để cấp phát cho thư viện các cơ sở giáo dục sử dụng lâu dài. Phương án này sẽ tạo điều kiện khuyến khích các địa phương triển khai tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đúng quy định, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, phụ huynh và học sinh hưởng lợi, bảo đảm an sinh xã hội.
Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ... đã phân tích, làm rõ những vướng mắc cần tháo gỡ trong Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Nghị định số 82/2010/NĐ-CP liên quan đến cơ sở pháp lý, thẩm quyền để Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, khẩn trương chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Nghị định số 82/2010/NĐ-CP theo trình tự thủ tục rút gọn. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị kỹ lưỡng các bước in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số để có thể triển khai ngay khi hoàn tất sửa đổi một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, bảo đảm cho học sinh dân tộc thiểu số có sách học sớm nhất, theo đúng quy định của Luật Giáo dục năm 2019.
Nguồn TTXVN
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình “Liên kết các nhóm họ làng Trol Ðeng bảo đảm về an ninh trật tự” tại thị trấn Chư Ty, huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai, đã phát huy hiệu quả, góp...
Là một trong chín bản của xã miền núi Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân cách trung tâm xã hơn 20km và là bản “vùng trong”, biệt lập giữa đại ngàn Pù Huống. Hơn 70...
Để thúc đẩy bình đẳng giới, Hội Phụ nữ các cấp đã có cách làm sáng tạo là kết nạp hội viên danh dự là những nam giới là người có uy tín, có năng lực truyền thông trên địa bàn...
baophutho.vn Tiểu Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi thuộc Chương trình mục...
Vào chủ nhật hàng tuần, hơn 30 học sinh dân tộc Ê Đê trên địa bàn xã Ea Bhôk, huyện Cư Kui, tỉnh Đắk Lắk lại cùng nhau đến không gian trường mẫu giáo buôn Ea Kmar để tham gia...
Trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là nghề trồng lúa nước, người Cơ Ho nhóm Cơ Ho Srê (★) ở tỉnh Lâm Đồng, thường thực hiện nhiều nghi lễ theo chu kỳ phát triển của cây...
Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã biên giới Trịnh Tường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đội múa của phụ nữ dân tộc...
baophutho.vn Xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê là xã Công giáo toàn tòng với 98% người dân là đồng bào theo đạo Công giáo. Để chào đón năm mới 2024, đồng thời hưởng...
baophutho.vn Xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, đời sống của người dân còn nhiều gian nan, thiếu thốn nhưng Đồng Sơn lại là điểm sáng trong...
Đến với vùng địa đầu Tổ quốc Hà Giang, du khách không chỉ “lạc” vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp nụ cười thơ ngây, trong sáng của những đứa trẻ sống trên vùng...