{title}
{publish}
{head}
Trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là nghề trồng lúa nước, người Cơ Ho nhóm Cơ Ho Srê (★) ở tỉnh Lâm Đồng, thường thực hiện nhiều nghi lễ theo chu kỳ phát triển của cây lúa. Trong đó, “nhô wèr” là lễ uống kiêng cữ, nghi lễ uống mừng cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng.
Dân làng người Cơ Ho Srê múa mừng nhô wèr bên chân ruộng.
Theo những người già ở xã Đinh Lạc và xã Gung Ré (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) vùng đất có đông người Cơ Ho Srê sinh sống, “nhô wèr” là cách gọi của người Cơ Ho làm ruộng nước (các nhóm Cơ Ho làm lúa rẫy cũng có nghi lễ này, nhưng có tên gọi khác) đều có nghĩa là nghi lễ tế thần cầu mùa, nghi lễ cúng dưỡng lúa. Đây là nghi lễ quan trọng, cả buôn làng cùng tham gia.
Hạt lúa với người Cơ Ho Srê đóng vai trò quan trọng, nên trong chu kỳ sản xuất họ thường làm các nghi lễ tế thần, như lễ gieo trồng (nhô sih srê) ngay tại chân ruộng, nghi lễ mở đầu cho chu kỳ canh tác, với hy vọng thần linh giúp cho hạt giống nảy đều, thời tiết thuận lợi.
Khi cây lúa gieo trồng khoảng 1 tháng, họ làm lễ rửa chân trâu (nhô rào jơng rơpu); khi lúa tốt đầy đồng, cả buôn làng tổ chức lễ tạ ơn thần linh cho mưa thuận gió hòa, họ làm lễ uống kiêng cữ hay lễ cúng dưỡng lúa (nhô wèr).
Rồi lễ mừng lúa trổ bông (nhô kèp), lễ trồng cây nêu khi lúa chín (nhô tồt dồng), lễ gặt lúa (nhô tơ wès kòi), lễ mang lúa về kho (nhô brê rơhe). Sau đó mới tiến hành tổ chức lễ hội lớn nhô lir bong (mừng lúa mới) trong từng gia đình, dòng họ.
Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu ở xã Đinh Lạc, huyện Di Linh cho biết, nhô wèr là nghi lễ uống mừng cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng, thường được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 trong năm khi lúa đã lên xanh tốt khắp cánh đồng.
Đây là nghi lễ quan trọng trong chu kỳ canh tác lúa nước của người Cơ Ho Srê; là dịp để buôn làng tạ ơn Yàng đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; đồng thời, cầu cho cây lúa trổ bông đều, đẹp. Địa điểm tổ chức thường là dưới chân đồi trước hoặc sau buôn.
Trước khi diễn ra nhô wèr, già làng cùng những người có uy tín trong buôn làng bàn bạc rồi ấn định ngày, giờ tổ chức và quyết định con vật hiến sinh là trâu hay dê. Khi ngày tốt đã được chọn, già làng cùng những người có uy tín làm một lễ nhỏ gồm con gà, ché rượu cần... để thông báo với thần linh ngày, giờ nhô wèr đã định, mong Yàng về dự cùng dân làng, sau đó đổ nước vào than cho khói bay lên, báo cho Yàng biết.
Khi mọi việc đã lên kế hoạch, người đứng đầu dòng tộc thông báo cho các thành viên trong dòng tộc chuẩn bị các khoản đóng góp như rượu cần, gà, củi... và tham gia lễ hội.
Già làng phân công thanh niên đi tìm dây mây, cây rừng, cỏ tranh... để dựng hìu wèr hay hìu yàng và cử người tham gia tu sửa giếng nước, đường trong buôn, đường ra đồng; những người khéo tay đảm nhận công việc trang trí, dựng cây nêu, giàn cột trâu tế (nếu chọn con vật hiến sinh này) và những công việc liên quan khác.
Trước một ngày diễn ra lễ chính, mọi người dựng hìu wèr, dựng cây nêu, làm giàn cột trâu, hàng rào ngăn trâu... Suốt đêm hôm đó, dân làng đốt lửa phân công nhau thức canh trâu, người già tranh thủ dạy đánh chiêng, đánh trống, thổi kèn bầu cho thế hệ trẻ.
Theo quan niệm của người Cơ Ho Srê, việc làm này mang nhiều ý nghĩa, trong đó quan trọng nhất là phòng ngừa thú dữ đến ăn trâu, làm hỏng buổi lễ.
Khi mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng, buôn làng chính thức khai hội. Từ sáng sớm, dân làng tụ tập tại hìu wèr. Bên ngoài quanh cây nêu, cồng chiêng cất lời mời gọi; bên trong cồng chiêng lại vang nhịp đối đáp.
Âm thanh cồng chiêng vừa dứt, chủ lễ (già làng) đến trước cây nêu, khấn cầu Yàng thực hiện nghi thức hiến tế trâu và dâng lên Yàng. Mọi người lấy một ống tre nhỏ cộng với than, rồi bôi máu con vật hiến sinh vào đó đem cắm tại bờ ruộng, với mong ước Yàng sẽ chở che cho cây lúa không gặp phải gió bão, không bị các con vật phá hoại.
Sau phần nghi lễ là phần hội với những trò chơi dân gian của các thanh niên nam nữ, bà con buôn làng trổ tài nấu nướng các món ăn truyền thống và cùng thưởng thức.
Già làng và những người có uy tín trong buôn thì tiếp khách nơi xa đến tham dự trong hìu wèr. Mọi người cùng nhau ăn cơm, ăn thịt, uống rượu cần, hát đối đáp vui vẻ. Thịt con vật hiến tế sau đó được chia đều cho mọi người, kể cả các vị khách đến từ buôn làng khác.
Khi mặt trời bắt đầu ngả phía bên kia dãy núi, cũng là thời điểm bà con buôn làng và những vị khách rời hìu wèr trở về nhà. Tùy theo điều kiện, nhiều nhà mời những vị khách đến thăm nhà và lại tiếp tục ăn uống, đánh cồng chiêng, hát đối... kéo dài tận khuya.
Theo già làng K’Tiếu, “nhô wèr” có quy mô và phạm vi không lớn như “nhô lir bong”, nhưng là một nghi lễ không thể thiếu trong chu kỳ mùa lúa, mang đậm dấu ấn văn hóa của người Cơ Ho Srê trên vùng đất phía nam Tây Nguyên.
(★) Cơ Ho Srê là nhóm người Cơ Ho làm ruộng nước; Srê có nghĩa là ruộng.
Theo Văn Bảo/nhandan.vn
Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghề thủ công truyền thống và mỗi nghề đều chứa đựng những trang ký sử, tri thức dân gian, câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên độc...
baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...
Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã biên giới Trịnh Tường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đội múa của phụ nữ dân tộc...
baophutho.vn Xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê là xã Công giáo toàn tòng với 98% người dân là đồng bào theo đạo Công giáo. Để chào đón năm mới 2024, đồng thời hưởng...
baophutho.vn Xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, đời sống của người dân còn nhiều gian nan, thiếu thốn nhưng Đồng Sơn lại là điểm sáng trong...
Đến với vùng địa đầu Tổ quốc Hà Giang, du khách không chỉ “lạc” vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp nụ cười thơ ngây, trong sáng của những đứa trẻ sống trên vùng...
Lễ mừng nước giọt là nghi lễ mang tính cộng đồng, là một trong những nghi lễ lớn và quan trọng của người Ba Na, thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống, chiếm trên 17% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai có...
Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, việc chúc sức khỏe cho người lớn trong gia đình là việc rất quan trọng và thường được tổ chức chu đáo, vào những độ tuổi 40, 50, 60....
Trải qua bao đời, Lễ hội cầu mùa đã trở thành bản sắc văn hóa đẹp của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang). Nghi thức tâm linh này thể hiện mong muốn của bà con về một...
Hiện nay, Tuyên Quang có khoảng 100.000 người Dao, là dân tộc thiểu số đông thứ 2 sau dân tộc Tày. Dân tộc Dao phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, với nhiều...