{title}
{publish}
{head}
Xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê là xã Công giáo toàn tòng với 98% người dân là đồng bào theo đạo Công giáo. Để chào đón năm mới 2024, đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng ủy, chính quyền địa phương về việc treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc ở một số tuyến đường trung tâm trong xã, bà con nhân dân cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn đã tích cực ủng hộ triển khai thực hiện và ra mắt mô hình “Đường cờ xứ đạo”.
Lực lượng Công an xã, Đoàn thanh niên xã chuẩn bị cờ để triển khai thực hiện mô hình.
Mô hình “Đường cờ xứ đạo” xã Tạ Xá là hệ thống cột cờ để treo cờ Đảng và cờ Tổ quốc, chạy dọc theo tuyến đường từ Cầu Đen qua chợ và qua nhà thờ Giáo xứ Tạ Xá thuộc Giáo phận Hưng Hóa với tổng chiều dài là 1.700m với 120 cột cờ. Các cột cờ được làm bằng sắt mạ kẽm phi 76, cao 4,5m, chôn trong đế bê tông sâu 50cm. Ống chờ cán cờ dài 15cm. Cán cờ bằng inox dài 120cm. Công trình có kinh phí 55 triệu đồng được huy động từ sự ủng hộ tự nguyện của các cơ quan, doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, con em xa quê và nhân dân trên địa bàn xã.
Những con đường rợp bóng cờ sao trên đường về xứ Đạo.
Đồng chí Mai Tiến Đường - Chủ tịch UBND xã Tạ Xá cho biết: Việc treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc chính là một nét đẹp văn hóa, là niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Đồng thời, việc treo cờ Tổ quốc còn thể hiện lòng tri ân của con cháu đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh trong các cuộc kháng chiến vĩ đại để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Thông qua mô hình“Đường cờ Xứ đạo”, Đảng ủy, chính quyền địa phương mong muốn sẽ đưa hoạt động treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc thành hoạt động thường xuyên trên địa bàn xã Tạ Xá, qua đó góp phần khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân.
Không chỉ triển khai mô hình “Đường cờ xứ đạo”, UBND xã Tạ Xá còn vận động các gia đình, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp trong xã sẽ treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng ở nơi trang trọng, dễ nhìn nhất, ở nhà văn hóa các khu, các trường học, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như nhà thờ xứ, nhà thờ các dòng họ. Đồng thời yêu cầu lá cờ được treo là những lá cờ còn mới, nguyên vẹn, không rách nát, bạc màu để mỗi lá cờ được treo lên đều thể hiện sự trân trọng của mỗi người dân, mỗi gia đình.
Người dân xã Tạ Xá vui mừng khi mô hình được triển khai.
Về xã Tạ Xá, đi trên những con đường rợp ánh cờ sao có thể cảm nhận rõ nét tinh thần đoàn kết lương giáo của người dân nơi đây. Chính sự đoàn kết, gắn bó này đã tạo động lực để người dân phát huy truyền thống, thi đua lao động sản xuất, chung tay xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ hình ảnh những lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên các trục đường, mọi người đều cảm nhận sự đổi thay toàn diện, nông thôn mới đã về với từng ngõ xóm, gia đình...
Vĩnh Hà
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
baophutho.vn Xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, đời sống của người dân còn nhiều gian nan, thiếu thốn nhưng Đồng Sơn lại là điểm sáng trong...
Đến với vùng địa đầu Tổ quốc Hà Giang, du khách không chỉ “lạc” vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp nụ cười thơ ngây, trong sáng của những đứa trẻ sống trên vùng...
Lễ mừng nước giọt là nghi lễ mang tính cộng đồng, là một trong những nghi lễ lớn và quan trọng của người Ba Na, thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống, chiếm trên 17% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai có...
Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, việc chúc sức khỏe cho người lớn trong gia đình là việc rất quan trọng và thường được tổ chức chu đáo, vào những độ tuổi 40, 50, 60....
Trải qua bao đời, Lễ hội cầu mùa đã trở thành bản sắc văn hóa đẹp của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang). Nghi thức tâm linh này thể hiện mong muốn của bà con về một...
Hiện nay, Tuyên Quang có khoảng 100.000 người Dao, là dân tộc thiểu số đông thứ 2 sau dân tộc Tày. Dân tộc Dao phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, với nhiều...
Ba Chẽ (Quảng Ninh) là huyện miền núi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khá cao. Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng...
Trồng bông, xe sợi, dệt vải là một trong những phong tục, tập quán lâu đời vẫn được phụ nữ Thu Lao lưu giữ ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai.