{title}
{publish}
{head}
Trồng bông, xe sợi, dệt vải là một trong những phong tục, tập quán lâu đời vẫn được phụ nữ Thu Lao lưu giữ ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai.
Để tạo ra sản phẩm như váy, áo, mũ, địu, người Thu Lao phải trải qua nhiều giai đoạn như: Trồng bông, kéo sợi, dệt vải... Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mẩn của đôi tay. Trong ảnh: Bà Lìu Sủ Chắn, năm nay 72 tuổi đã có hơn 50 năm gìn giữ nghề truyền thống kéo chỉ ra các ống suốt nhỏ để đưa vào con thoi dệt vải.
Chị Khẩu Thị Sế, 40 tuổi là con bà Lìu Sủ Chắn từ nhỏ đã được mẹ chỉ bảo, dạy cách kéo sợi bông, dệt vải và cắt, khâu những bộ trang phục độc đáo của người Thu Lao. Chị chia sẻ: Được học tập và nối nghề của mẹ, tôi cũng sẽ dạy cho con gái và cháu của mình nghề truyền thống.
Khi mùa vụ đã xong, đa phần phụ nữ Thu Lao ở vùng cao Si Ma Cai không nghỉ ngơi mà chuyển sang việc thu bông, sau đó sẽ truyền dạy cho con cháu cách cán bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu may váy áo. Ngày nay, không phải hộ nào cũng gìn giữ được nghề dệt, thế nhưng nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của bà con...
... và vẫn được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Nhiều công đoạn đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và sức sáng tạo riêng của mỗi người.
Gia đình bà Séo Thị Là cũng là một trong những hộ giữ nghề dệt đã nhiều đời. Trong ảnh: Bà Là sử dụng khung cửi có tuổi đời trên 50 năm do mẹ chuyển lại để dệt vải.
Luồn chỉ, đưa thoi... mọi công đoạn được bà Là thực hiện một cách thuần thục.
Từ những mảnh vải đã được dệt, phụ nữ Thu Lao sẽ cắt, khâu thành các bộ váy, áo, mũ, địu... phục vụ cho bản thân và người trong gia đình. Ngày nay, nghề truyền thống này vẫn được duy trì như một cách bảo vệ văn hóa độc đáo của người Thu Lao và tạo ra những bộ trang phục bền, đẹp cho thế hệ mai sau.
Theo Báo Lào Cai
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Thanh Hóa có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có một đặc trưng văn hóa riêng, thể hiện bản sắc của dân...
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, voi không chỉ là tài sản lớn thể hiện sức mạnh, sự giàu có của gia đình, dòng họ mà còn là hiện thân của thần voi, biểu trưng của sự...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong đó có Đề án bảo tồn, phát...
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của...
Sản phẩm thổ cẩm dệt nên từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Cơ Tu. Họ đã thổi hồn vào những bức hoa văn tinh tế trên tấm zồ ngọc bằng những hình ảnh của cuộc...
baophutho.vn Võ Miếu - xã miền núi của huyện Thanh Sơn có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, chiếm tỉ lệ gần 48% dân số, được phân bố ở 20 khu dân cư....
Với đồng bào dân tộc Xơ Đăng (buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), Lễ hội mừng lúa mới (Tết cơm mới) có ý nghĩa quan trọng, là lễ cúng lớn nhất trong năm và...
Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia...
Đến với huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang du khách không chỉ được thưởng thức những trái cây ngon nổi tiếng, mà còn được trải nghiệm những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của 21...
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông là nơi quần cư, hội tụ của hơn 40 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa đặc sắc, được tích từ thế hệ này qua thế hệ khác.