{title}
{publish}
{head}
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của nhiều đơn vị, trường học tỉnh Hòa Bình nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, giúp các em thêm hiểu hơn về dân tộc mình... Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình ( bên trái) hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu và đánh Chiêng Mường, CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Trường THPT Quyết Thắng, Lạc Sơn – Hòa Bình.
Từ năm 2019 đến nay, Trường THPT Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) chú trọng triển khai thực hiện mô hình "Giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt của CLB”. Sau khi ra mắt, CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường đã hoạt động hiệu quả, tập trung vào 6 mảng chính: Dân ca, trang phục, nhạc cụ, ẩm thực, trò chơi, văn hóa dân gian. Ngoài ra, CLB tổ chức triển khai dạy bộ chữ Mường cho các thành viên nhóm dân ca và văn hóa dân gian.
Cô giáo Trịnh Thị Hào (đứng trong cùng) - Trường THPT Quyết Thắng hướng dẫn các em trong CLB tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc Mường.
Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, CLB đã gieo những hạt giống tâm hồn giúp học sinh thêm yêu và hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đến nay CLB đã thu hút hơn 300 thành viên. Các thành viên CLB đã khôi phục lại các bài trình tấu chiêng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, làn điệu dân ca, trò chơi truyền thống... biểu diễn trong các dịp lễ Tết, ngày hội văn hóa của làng, xã nhà trường, địa phương. Điều đáng tự hào là CLB đã được các nghệ nhân, phụ huynh và nhân dân vô cùng ủng hộ.
Nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu về lịch “Đoi” của người Mường.
Chủ nhiệm CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường của Trường THPT Quyết Thắng Bùi Thị Hương cho biết: CLB được thành lập nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường với mục đích giáo dục ý thức bảo tồn phát huy văn hóa đặc sắc dân tộc. Học sinh được tham gia trải nghiệm, trang bị những kiến thức về văn hóa dân tộc giúp các em có hành trang sau này phát huy bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc Mường...
Các em học sinh trong CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường tập hát dân ca Mường.
Đây là hoạt động ý nghĩa, cho thấy ngọn lửa đam mê dành cho văn hóa dân tộc đã được lan tỏa trong nhà trường, để nơi đây không chỉ là môi trường học tập mà còn là nơi thắp sáng tình yêu, nơi gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Em Quách Thị Thu Hằng, lớp 11A1 Trường THPT Quyết Thắng – Hòa Bình cho biết "Em tham gia CLB được các thầy cô, các nghệ nhân truyền dạy về văn hóa dân tộc Mường, qua đó em hiểu và thêm yêu truyền thống của dân tộc mình, nâng cao ý thức, trách nhiệm về việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.
Các em học sinh tìm hiểu về trang phục thổ cẩm của người Mường ở Hòa Bình.
Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục thì các trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào các tiết học và hoạt động ngoại khóa. Nuôi dưỡng tình yêu và trách nhiệm của mỗi học sinh về bảo tồn giá trị truyền thống sẽ là mục tiêu mà các trường hướng tới.
Theo Nguyễn Tuấn/nhandan.vn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Sản phẩm thổ cẩm dệt nên từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Cơ Tu. Họ đã thổi hồn vào những bức hoa văn tinh tế trên tấm zồ ngọc bằng những hình ảnh của cuộc...
baophutho.vn Võ Miếu - xã miền núi của huyện Thanh Sơn có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, chiếm tỉ lệ gần 48% dân số, được phân bố ở 20 khu dân cư....
Với đồng bào dân tộc Xơ Đăng (buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), Lễ hội mừng lúa mới (Tết cơm mới) có ý nghĩa quan trọng, là lễ cúng lớn nhất trong năm và...
Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia...
Đến với huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang du khách không chỉ được thưởng thức những trái cây ngon nổi tiếng, mà còn được trải nghiệm những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của 21...
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông là nơi quần cư, hội tụ của hơn 40 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa đặc sắc, được tích từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp hình thành và phát triển mô hình chợ quê, thu hút đông đảo người dân, du khách gần xa đến tham quan, mua sắm, thưởng thức những món ăn...
Nghi lễ vòng đời của người Chăm theo Hồi giáo Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hoá truyền thống. Thông qua nghi lễ, cộng đồng có thể biết...
Trải qua nhiều thế hệ, lễ cấp sắc pụt (Lẩu pụt) vẫn được người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn duy trì thực hành và là hoạt động văn hóa tín ngưỡng thể hiện rõ...
Từ xa xưa đến nay, trống sành đã tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan như một câu chuyện tâm linh. Mỗi khi tiếng trống vang lên được xem như là cầu nối...