{title}
{publish}
{head}
Đến với huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang du khách không chỉ được thưởng thức những trái cây ngon nổi tiếng, mà còn được trải nghiệm những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của 21 anh em dân tộc cùng sinh sống nơi đây, với mảnh đất, con người thân thiện, giàu giá trị truyền thống.
Người Mông Kiến Thiết (Yên Sơn) làm món bánh dày truyền thống.
Toàn huyện Yên Sơn hiện có 123 di tích lịch sử, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, 58 di tích cấp tỉnh. Nhiều khu di tích lịch sử nổi bật như Khu di tích lịch sử cách mạng Lào, thôn Làng Ngòi, Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, Khu di tích ATK Kim Quan. Bên cạnh đó các dân tộc Yên Sơn còn có rất nhiều lễ hội trong năm, điển hình cho phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống mang những nét đặc sắc riêng có.
Đặc biệt là những lễ hội lớn được duy trì hằng năm như: Lễ hội chùa Phật Lâm, Lễ hội đình Minh Cầm, Lễ hội đình Động Sơn... Khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, huyện đã phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó tập trung vào phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại một số địa phương có tiềm năng. Đồng thời, xây dựng các sản phẩm du lịch thế mạnh mang nét đặc trưng. Hướng tới khai thác tour, tuyến du lịch; tăng cường quảng bá, giới thiệu, xây dựng hình ảnh du lịch Yên Sơn an toàn, thân thiện, hấp dẫn và hứa hẹn nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
Đồng chí Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa dân tộc huyện Yên Sơn, xây dựng con người phát triển toàn diện", UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong đó có kế hoạch khôi phục và xây dựng hoạt động các làng văn hóa như: Làng văn hóa dân tộc Cao Lan, xã Chân Sơn; hay chợ phiên Nà Ho, xã Trung Sơn, phiên chợ Trung Minh, Hùng Lợi, Kim Quan, Đạo Viện, Tân Tiến...
Một buổi sinh hoạt của CLB bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc Mông, xã Hùng Lợi (Yên Sơn).
Đồng chí Khổng Thị Tân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chân Sơn cho biết, xã đã đặt mục tiêu xây dựng thôn Động Sơn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Cao Lan gắn với khai thác, phát huy hệ thống thắng cảnh của khu vực này phục vụ phát triển du lịch. Xã vận động nhân dân Động Sơn làm du lịch homestay, tổ chức các hoạt động bảo tồn văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Dịp lễ hội thành Tuyên, đến đây du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị như tận mắt xem nghi thức tắm lửa của đồng bào dân tộc Cao Lan; bơi mảng trên hồ Ngòi Là, tham gia các môn thể thao, dân vũ, thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan...
Anh Trần Hoài Linh, du khách Hà Nội cho biết, đây là lần thứ 3, anh về làng văn hóa dân tộc Cao Lan, xã Chân Sơn, bởi bà con rất mến khách, điều đặc biệt hơn họ còn gìn giữ được rất nhiều nét văn hóa truyền thống và phong trào văn hóa, văn nghệ. Đến đây anh cùng các bạn được tham gia nhảy sạp, xem các điệu múa cầu mùa, xúc tép, đi mảng trên hồ nghe hát Sình ca. Đó là những trải nghiệm rất thú vị anh không bao giờ quên.
Chị Đào Thị Thảo My, du khách Quảng Ninh đã nhiều lần đến các xã ATK, được xem bà con nơi đây biểu diễn những làn điệu hát then, đàn tính, xem phụ nữ Mông thêu trang phục truyền thống, các bà, các chị thật khéo tay. Chị cũng mua được vài bộ quần áo trang phục dân tộc Mông, Tày để về chụp ảnh check- in với bạn bè vào dịp lễ hội, ngày tết.
Phục dựng Lễ hội Đình Động Sơn, xã Chân Sơn (Yên Sơn).
Để bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn không bị mai một, hàng năm vào các dịp lễ, tết, UBND huyện tổ chức các hoạt động Ngày hội Văn hoá, Thể thao các dân tộc và Đêm hội Trung thu huyện, Liên hoan ca múa nhạc dân tộc Mông... thu hút đông du khách thập phương đến xem và cổ vũ. Đồng thời, huyện cũng thành lập 16 CLB bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với trên 1.000 thành viên.
Huyện đã xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp cho từng loại hình, sản phẩm du lịch. Thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các khu du lịch sinh thái: Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Mimosa xã Nhữ Khê, Nhữ Hán; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng xã Mỹ Bằng; đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch phù hợp với thế mạnh của địa phương. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2023, khách du lịch đến với huyện Yên Sơn đạt trên 150.000 lượt, doanh thu đạt trên 130 tỷ đồng.
Lấy văn hoá truyền thống làm động lực để phát triển du lịch, Yên Sơn đang nỗ lực quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người nơi đây để nhiều khách du lịch biết đến hơn, đặc biệt sau mỗi dịp lễ hội.
Theo Báo Tuyên Quang
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt...
Thấp thoáng trong những đồi sim tại Khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng là những ngôi nhà moong, nhà gươl vươn mình giữa trời xanh mây trắng. Đây là thành quả đáng ghi nhận từ...
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông là nơi quần cư, hội tụ của hơn 40 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa đặc sắc, được tích từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp hình thành và phát triển mô hình chợ quê, thu hút đông đảo người dân, du khách gần xa đến tham quan, mua sắm, thưởng thức những món ăn...
Nghi lễ vòng đời của người Chăm theo Hồi giáo Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hoá truyền thống. Thông qua nghi lễ, cộng đồng có thể biết...
Trải qua nhiều thế hệ, lễ cấp sắc pụt (Lẩu pụt) vẫn được người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn duy trì thực hành và là hoạt động văn hóa tín ngưỡng thể hiện rõ...
baophutho.vn Là địa phương có đa dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, huyện Thanh Sơn luôn chú trọng thực...
Từ xa xưa đến nay, trống sành đã tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan như một câu chuyện tâm linh. Mỗi khi tiếng trống vang lên được xem như là cầu nối...
Lễ hội Katê rất đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Chăm. Trong đó, lễ rước y trang (rước xiêm y Thánh Mẫu Ina Nagar và Vua Po Klong Garai) là “hồn cốt” của lễ hội...
Hiện nay, ở tỉnh Lai Châu, người Mảng sinh sống tập trung tại 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn. Sinh sống trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào...
Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hiện là làng gốm cổ duy nhất còn lại của người M’nông Rlăm ở Tây Nguyên. Trải qua những năm tháng thăng trầm, đến nay, nghề...
baophutho.vn Đội ngũ người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ là những người gần dân, hiểu dân mà còn là hạt nhân đoàn kết, "cầu nối"...