{title}
{publish}
{head}
Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.
Khi đến thời gian được chọn, gia chủ bắt đầu chuyển vào nhà mới
Đồng bào Lào ở xã Mường có quan niệm “làm ăn có tháng, làm nhà có ngày”, nên việc chọn ngày lành tháng tốt để vào nhà mới đối với bà con là một trong những việc hệ trọng.
Sau khi dựng xong nhà mới, gia chủ sẽ chọn ngày lành tháng tốt theo quan niệm để tiến hành nghi thức thực hiện lễ cúng vào nhà mới. Để chuẩn bị cho cuộc sống sinh hoạt ở ngôi nhà mới, gia chủ phải chuẩn bị một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt, trong đó nhất định phải có 1 cái “ninh” (chõ đồ xôi) vì trong cuộc sống hàng ngày, đồng bào dân tộc Lào có thói quen ăn cơm nếp là chính. Các vật dụng được để ở vị trí trước cầu thang lên nhà.
Một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt được chuẩn bị cho lễ vào nhà mới
Trước khi đến ngày vào nhà mới, gia chủ mời một người cao niên trong bản, thường là già làng trưởng bản hoặc người có uy tín trong cộng đồng, được dân bản kính trọng để làm người đại diện hỗ trợ trong ngày làm lễ vào nhà mới. Gia chủ cũng chính là thầy cúng trong nghi thức vào nhà mới của gia đình mình.
Người được gia chủ chọn thay mặt gia chú đứng trước cầu thang nhà
Lễ vật trong lễ cúng nhà mới của đồng bào dân tộc Lào gồm: Gà trống luộc, thủ lợn (tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ), nội tạng lợn, xôi nếp, rượu cần, rượu trắng, 2 cái chén, tất cả được đặt lên bàn thờ trong nhà.
Ngay từ sáng sớm, chủ nhà đã gấp rút chuẩn bị vật phẩm để làm lễ về nhà mới
Lễ vật bà con chuẩn bị để dâng cúng
Để chuẩn bị lễ vào nhà mới, người được gia chủ chọn thay mặt gia chủ đứng trước cầu thang nhà. Khi đến giờ tốt đã định, gia chủ đi trước dẫn theo con cháu đem theo cái “ninh” và các vật dụng sinh hoạt phía sau. Đến chân cầu thang nhà mới, gia chủ dừng lại và bắt đầu các bước đầu tiên trong nghi thức cúng vào nhà mới.
Gia chủ hỏi già làng: “Nhà mới đã làm xong, giờ tốt đã đến. Tôi đưa con cháu vào nhà mới có tốt không? già làng đáp: "Nhà mới đã xong, giờ tốt đã đến, vào nhà mới bây giờ thì sẽ gặp mới được rồi”. Như vậy là thủ tục đầu tiên đề thực hiện nghi thức vào nhà mới đã xong.
Sau đó mọi người di chuyển lên nhà sàn để thực hiện phần tiếp theo của lễ vào nhà mới. Khi gia chủ cùng con cháu và dân bản, khách dự lễ đã lên hết, một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ thực hiện việc thay mặt gia chủ cảm ơn khách quý đã đến chung vui với gia đình bằng việc đứng tại cửa vào nhà chính, rót rượu mời từng người.
Khi lên nhà, chủ nhà mang cái ninh (chõ đồ xôi) đặt vào bếp của ngôi nhà. Nghi thức nấu xôi khi vào nhà mới mang nhiều ý nghĩa, trên miệng chõ đồ xôi, chủ nhà đặt đôi đũa chia ra làm 4 phần, trong đó 2 phần quay vào trong nhà, 2 phần còn lại quay ra ngoài sân. Khi những làn hơi của nồi xôi bốc lên đầu tiền vào 2 phần quay vào trong nhà thì chủ nhà sẽ làm ăn suôn sẻ.
Nấu chõ xôi đầu tiên khi chuyến về nhà mới là nghi thức rất quan trọng đối với dân tộc Lào
Trong khi chõ đồ xôi được đặt vào bếp, các thành viên khác trong gia đình đem đồ dùng, vật dụng vào đặt trong nhà. Sau khi mọi người đã ổn định, gia chủ bắt đầu thực hiện nghi thức cúng vào nhà mới.
Lúc này, thầy cúng được chủ nhà mời đến bắt đầu khấn mời thần linh và tổ tiên về chứng giám, xin phủ hộ cho con cháu vào nhà mới gặp nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào, cây trồng thuận lợi, mùa vụ tốt tươi...
Khi các thủ tục trên hoàn tất, các thành viên trong gia đình và bà con chòm xóm cùng thưởng thức rượu cần, họ cùng nhau múa hát theo tiếng nhạc.
Thầy cúng làm lễ mời thần linh và tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho gia chủ
Chủ lễ tiến hành nghi lễ uống rượu cần để bà con chuẩn bị vui hội đem lại may mắn trong ngôi nhà mới
Uống rượu cần chúc mừng lễ vào nhà mới
Ông Vì Thanh Nó (68 tuổi) - thầy cúng của xã Mường và cũng là người có uy tín trong cộng đồng – chia sẻ: “Lễ về nhà mới của dân tộc Lào đã được truyền qua bao đời. Giờ đây, được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, chúng tôi luôn ý thức về việc giữ gìn truyền thống này nói riêng và các nét đẹp văn hóa khác của dân tộc nói chung”.
Hát múa mừng lễ vào nhà mới của dân tộc Lào
Tào Đạt (Báo Dân tộc và Phát triển)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Đến với huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang du khách không chỉ được thưởng thức những trái cây ngon nổi tiếng, mà còn được trải nghiệm những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của 21...
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông là nơi quần cư, hội tụ của hơn 40 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa đặc sắc, được tích từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp hình thành và phát triển mô hình chợ quê, thu hút đông đảo người dân, du khách gần xa đến tham quan, mua sắm, thưởng thức những món ăn...
Nghi lễ vòng đời của người Chăm theo Hồi giáo Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hoá truyền thống. Thông qua nghi lễ, cộng đồng có thể biết...
Trải qua nhiều thế hệ, lễ cấp sắc pụt (Lẩu pụt) vẫn được người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn duy trì thực hành và là hoạt động văn hóa tín ngưỡng thể hiện rõ...
Từ xa xưa đến nay, trống sành đã tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan như một câu chuyện tâm linh. Mỗi khi tiếng trống vang lên được xem như là cầu nối...
Lễ hội Katê rất đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Chăm. Trong đó, lễ rước y trang (rước xiêm y Thánh Mẫu Ina Nagar và Vua Po Klong Garai) là “hồn cốt” của lễ hội...
Hiện nay, ở tỉnh Lai Châu, người Mảng sinh sống tập trung tại 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn. Sinh sống trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào...
Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hiện là làng gốm cổ duy nhất còn lại của người M’nông Rlăm ở Tây Nguyên. Trải qua những năm tháng thăng trầm, đến nay, nghề...
baophutho.vn Đội ngũ người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ là những người gần dân, hiểu dân mà còn là hạt nhân đoàn kết, "cầu nối"...