{title}
{publish}
{head}
Trải qua bao đời, Lễ hội cầu mùa đã trở thành bản sắc văn hóa đẹp của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang). Nghi thức tâm linh này thể hiện mong muốn của bà con về một mùa vụ bội thu, con người khỏe mạnh, ấm no, tránh được thiên tai và dịch bệnh. Đây cũng là dịp để đồng bào thêm đoàn kết, gắn bó với nhau nhiều hơn.
Hai thầy mo treo tranh thờ chuẩn bị cho lễ cúng
Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần thường được tổ chức từ tháng 10 Âm lịch năm cũ đến tháng 2 Âm lịch của năm mới. Mỗi gia đình trong dòng họ sẽ cử đại diện một người tham gia Lễ hội cầu mùa để mang may mắn về cho gia đình.
Thầy mo mặc trang phục chuẩn bị cho lễ cúng
Người Dao tin rằng với sự thành kính của mình, trời và thần linh, tổ tiên sẽ luôn ban cho họ những vụ mùa tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Đối với họ, niềm tin luôn đặt ở thần linh, thần rừng và ông trời, nếu họ thành kính, luôn dâng lễ vật cúng và cầu xin thì mọi điều họ muốn sẽ thành sự thực.
Đồ lễ và vật dụng gia chủ chuẩn bị lễ cầu mùa
Theo phong tục, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ cầu mùa rất quan trọng và phải được chuẩn bị chu đáo. Mâm cúng gồm lợn, gà trống, gạo, bánh chưng, tiền...
Bên cạnh đó, các thầy cúng là người có uy tín nhất trong bản sẽ chuẩn bị đồ làm lễ gồm tranh thờ, tù và (sừng trâu), quần áo, chiêng, chũm chọe, chuông, trống, kèn Pí lè, sớ cầu trời, sách cúng - kiếm.
Khi các thầy cúng xong phần lễ thì mọi người sẽ cùng nhau thổi kèn Pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma, ác thú và những điều không may mắn của năm cũ
Lễ vật chuẩn bị xong, đại diện dòng họ mời thầy Tào, thầy mo đến và chuẩn bị nước tắm cho các thầy. Sau khi tắm xong, thầy Tào, thầy mo mang tranh thờ ra treo, người đại diện dòng họ mang lễ vật bày trước bàn thờ.
Các thầy mo đọc bài cúng mời Ngọc Hoàng, sư phụ, thổ công, thổ địa, thần núi, thần rừng, ông bà tổ tiên về chứng giám
Sau đó, các thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức dâng cúng lễ vật mà gia chủ chuẩn bị để báo với tổ tiên cúng thổ công, long đất và những vị thần núi, thần rừng bao quanh làng. Đồng thời, thầy cúng bày tỏ mong muốn các đấng toàn năng phù hộ cho mọi bà con trong bản bình an, mạnh khỏe, mùa màng thì được bội thu...
Thầy mo Triệu Chòi Chiêm (bên trái) và thầy mo Phượng Quơy Chán cùng chủ trì lễ cúng
Khi các thầy cúng xong phần lễ thì mọi người sẽ cùng nhau thổi kèn Pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma, ác thú và những điều không may mắn của năm cũ và cùng nhau múa trống, chiêng để cầu tài, cầu lộc, gia súc gia cầm mau về với với gia đình dòng họ và bản làng. Sau khi các thầy cúng xong thì hạ lễ và tổ chức ăn uống.
Thầy mo cúng trả lễ cho Ngọc Hoàng, sư phụ, thổ công, thổ địa, thần núi, thần rừng, ông bà tổ tiên
Trong khuôn khổ lễ hội, người Dao còn tổ chức thêm các hoạt động văn hóa văn nghệ, cùng các trò chơi dân gian đặc sắc như kéo co, đẩy gậy, ném còn...
Mọi người sẽ cùng nhau thổi kèn Pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma, ác thú và những điều không may mắn...
Ông Triệu Chòi Chiêm - thầy cúng và là Người có uy tín trong cộng đồng Dao đỏ ở Xín Mần cho biết, Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ là nghi thức được tổ chức thường xuyên và được trao truyền qua nhiều đời. Qua thời gian, nhiều nghi thức trong lễ hội này đã được đồng bào giản lược cho phù hợp với đời sống hiện tại.
Trong Lễ hội, người Dao đỏ còn tổ chức các hoạt động văn nghệ và trò chơi dân gian
"Được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, chúng tôi sẽ ý thức hơn nữa về việc giữ gìn truyền thống này nói riêng và các nét đẹp văn hóa khác của dân tộc mình nói chung”, ông Triệu Chòi Chiêm nói.
Tào Đạt - Yến Nguyễn/Báo Dân tộc và Phát triển
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Hiện nay, Tuyên Quang có khoảng 100.000 người Dao, là dân tộc thiểu số đông thứ 2 sau dân tộc Tày. Dân tộc Dao phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, với nhiều...
Ba Chẽ (Quảng Ninh) là huyện miền núi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khá cao. Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng...
Trồng bông, xe sợi, dệt vải là một trong những phong tục, tập quán lâu đời vẫn được phụ nữ Thu Lao lưu giữ ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai.
Thanh Hóa có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có một đặc trưng văn hóa riêng, thể hiện bản sắc của dân...
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, voi không chỉ là tài sản lớn thể hiện sức mạnh, sự giàu có của gia đình, dòng họ mà còn là hiện thân của thần voi, biểu trưng của sự...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong đó có Đề án bảo tồn, phát...
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của...
Sản phẩm thổ cẩm dệt nên từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Cơ Tu. Họ đã thổi hồn vào những bức hoa văn tinh tế trên tấm zồ ngọc bằng những hình ảnh của cuộc...
baophutho.vn Võ Miếu - xã miền núi của huyện Thanh Sơn có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, chiếm tỉ lệ gần 48% dân số, được phân bố ở 20 khu dân cư....
Với đồng bào dân tộc Xơ Đăng (buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), Lễ hội mừng lúa mới (Tết cơm mới) có ý nghĩa quan trọng, là lễ cúng lớn nhất trong năm và...