Cập nhật:  GMT+7

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống.Cuốn “Dư địa chí thành phố Hải Dương” ghi lại: Ông tổ nghề in là Thám hoa Lương Như Hộc, sinh năm Canh Tý 1420, tại làng Hồng Lục thuộc tổng Thạch Khôi, huyện Trường Tân (nay là phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương). Sau hai lần đi sứ Trung Quốc trở về, thám hoa Lương Như Hộc đã đem nghề in mộc bản truyền dạy cho người dân tại ba làng Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu ngày nay.

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bản kinh Phật được các nghệ nhân lưu giữ hàng trăm năm. Ảnh: Tiến Vĩnh - TTXVN

Theo nhiều nghệ nhân của các làng, làm mộc bản người thợ phải cẩn thận từng khâu, từ chọn gỗ đến khắc chữ, hòa mực, lăn mực đến in trên giấy để được bản in đẹp, sinh động nhất. Gỗ được chọn phải mềm như gỗ thừng mực, gỗ thị hay gỗ vàng tâm. Gỗ lấy về phải trải qua nhiều công đoạn như xẻ gỗ, phơi gỗ khi nào đủ tiêu chuẩn mới có thể khắc chữ nổi lên trên để thành một bản in hoàn chỉnh. Giấy in phải chọn loại giấy dó, giấy xuyến mới đảm bảo chất lượng của bản in. Sau đó, bản in được lăn bằng mực Tàu, dán giấy lên rồi lăn nhẹ đều tay, để một vài phút cho khô mực, mới có bản in hoàn chỉnh. Mỗi một công đoạn, người thợ phải làm cẩn thận, từng bước theo quy trình thì bản in vừa rõ nét, không bị phai, nhòe.

Anh Nguyễn Công Đạt, làng Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã làm nghề in được hàng chục năm. Anh chia sẻ vẫn luôn say sưa với nghề truyền thống được cha ông truyền lại. Anh cho biết, để làm ra bản khắc gỗ chữ nổi khó nhất là người thợ phải biết sử dụng thành thạo các loại dao, loại đục để khắc những bộ tranh thờ Phật. Với những bản khắc gỗ chữ nổi, người thợ phải dùng phương pháp thủ công, không sử dụng bất kỳ loại máy móc nào. Những bản khắc khó như kinh chữ Hán đòi hỏi người thợ phải am hiểu về chữ hán, luật viết chữ mới có bản khắc hoàn chỉnh trước khi in.

Ông Nguyễn Danh Làm, người làng Thanh Liễu, đã gắn bó với nghề in mộc bản từ nhiều đời nay. Ông cho biết: Trung bình mỗi bản khắc gỗ một nghệ nhân phải mất 3-5 ngày mới hoàn chỉnh. Tuy nhiên nhiều bản khắc gỗ phải mất vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ và chủ đề mà người đặt hàng yêu cầu. Nhiều bản khắc gỗ, con chữ chỉ bé bằng hạt gạo nếu người thợ không được học bài bản, khó có thể khắc được hoàn chỉnh.

Trải qua hàng trăm năm, nghề in khắc gỗ mộc bản làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. Người làng đã đi mưu sinh và tạo nên nghề in khắc mộc bản ở nhiều vùng trong cả nước. Những hiệu khắc in sách ở phố Hàng Trống, Hàng Gai (Hà Nội) phần lớn là của người làng Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu ngày xưa. Nhiều bản khắc gỗ vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như bản khắc của bộ Hải thượng Y tôn tâm lĩnh của Lê Hữu Trác đang lưu tại chùa Đại Tráng (Bắc Ninh), hàng trăm bản in kinh Phật lưu giữ tại chùa An Bình (Hải Dương). Bộ mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam năm 2009 cũng có sự góp công không nhỏ của người thợ khắc mộc bản nơi đây.

Trước năm 1940, nghề in khắc mộc bản ở Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu rất phát triển, hầu như các gia đình đều làm nghề. Người làng tới các chùa chiền, nhà xuất bản nhận kinh, sách về làm tại nhà, từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng nghe thấy tiếng gõ đục. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, nhiều người chỉ cần biết một chút kỹ thuật trên máy tính là có thể có bản in hoàn chỉnh. Vì vậy, nghề khắc gỗ mộc bản đang từng bước bị mai một bởi khó cạnh tranh trên thị trường.

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Anh Nguyễn Công Đạt làng Thanh Liễu khắc bản gỗ với tích rùa thần nhận gươm báu ở Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Tiến Vĩnh - TTXVN

Đến nay, chỉ còn vài hộ gia đình gắn bó với nghề truyền thống này. Hình bóng của một trung tâm in mộc bản sầm uất xưa kia đang đứng trước nguy cơ mai một.Ông Nguyễn Văn Dân, Bí thư Đảng ủy phường Tân Hưng, chia sẻ, để bảo tồn nghề in mộc bản truyền thống, phường đang phối hợp với các cơ quan chức năng lập đề án để công nhận làng nghề. Chính quyền địa phương phối hợp với nghệ nhân trong và ngoài làng sưu tầm các bản in của các nghệ nhân làm nghề từ xưa tới nay để truyền dạy kỹ thuật in mộc bản cho các thế hệ trẻ kế cận.

Theo Tiến Vĩnh/TTXVN


Theo Tiến Vĩnh/TTXVN

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới
2024-11-22 15:33:00

baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...

Độc đáo Lễ cúng hoa Ban của người Xinh Mun

Độc đáo Lễ cúng hoa Ban của người Xinh Mun
2024-03-18 08:58:00

Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc...

Tết rừng - một cách giữ rừng ở Yên Bái

Tết rừng - một cách giữ rừng ở Yên Bái
2024-03-12 08:35:00

Tết rừng đã có từ khi người H’Mông Nà Hẩu di cư đến đây lập bản, trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, tạo ra sắc thái văn hóa riêng nơi đây. Theo truyền thống...

“Cung đường di sản văn hóa Dao”

“Cung đường di sản văn hóa Dao”
2024-03-07 15:10:00

Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ tham gia dự án....

Nét đẹp văn hóa rượu cần

Nét đẹp văn hóa rượu cần
2024-03-05 08:25:00

Đối với đồng bào Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, rượu cần giữ vai trò là lễ vật để kính dâng lên thần linh, là vật trung gian giúp con người giao tiếp với các...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long