{title}
{publish}
{head}
Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở thôn Suối Đồng, thị trấn Nông trường Việt Lâm (Vị Xuyên), tỉnh Hà Giang được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, được lưu giữ, bảo tồn. Lễ hội nhằm cầu sức khỏe, may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.
Thôn Suối Đồng hiện có 60 hộ, 280 nhân khẩu, trên 95% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Lễ hội Gầu Tào thôn Suối Đồng đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012. Ông Giàng Súa Chao, người có uy tín thôn Suối Đồng cho biết: Lễ hội được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mông đầu năm mới. Đây là dịp để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy nhà, gia súc đầy chuồng... Đồng thời cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu Xuân.
Tiết mục văn nghệ do bà con nhân dân trong thôn Suối Đồng biểu diễn.
Lễ hội gồm phần lễ và phần hội với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Phần lễ gồm nghi thức thắp hương và khấn xin thần linh cho phép mở hội trước cây nêu. Phần hội diễn ra các hoạt động thu hút đông đảo bà con tham gia như: Múa khèn, hát ống, leo dây, trèo cây, đánh yến, tung đồng xu, cắt mía lấy lộc đầu Xuân và môn thi đấu khác như kéo co, đẩy gậy.
Chị Mã Thị Thào, người dân thôn Suối Đồng chia sẻ: Chúng tôi rất phấn khởi khi được tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội lớn như vậy, bà con ở nhiều nơi đến đây tham gia các trò chơi, hát ca, gặp gỡ nhau để chia sẻ sau một năm lao động vất vả. Đây cũng là dịp động viên nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cùng nhau phấn đấu phát triển kinh tế tại địa phương.
Trò chơi kéo co thu hút đông đảo người xem.
Không khí và sắc màu văn hóa của lễ hội Gầu Tào là điểm nhấn trong hoạt động sinh hoạt văn hóa đầu Xuân, là không gian độc đáo để du khách mọi miền đến trải nghiệm, khám phá văn hóa của đồng bào Mông nơi đây. Anh Nguyễn Danh Đường, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vui vẻ nói: Đây là lần đầu tiên vợ chồng tôi được đến Hà Giang, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những giá trị trong Lễ hội Gầu Tào của bà con dân tộc Mông, được tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc thông qua lễ hội.
Thông qua các hoạt động, lễ hội góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa dân tộc cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ phải ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy, khai thác các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của địa phương.
Thế Biên - Ngọc Thơ (Báo Hà Giang)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Đối với đồng bào Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, rượu cần giữ vai trò là lễ vật để kính dâng lên thần linh, là vật trung gian giúp con người giao tiếp với các...
Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng...
baophutho.vn Trong các lễ hội mùa Xuân diễn ra ở các huyện miền núi, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại hình di...
Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội...
Những cánh chim Phí, Chơ-rao mặc sức sải cánh giữa đại ngàn; các buôn làng yên bình bên dòng Đa Nhim dịu dàng, tuôn chảy; những người con mộc mạc, chân chất sống với nhau hết...
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý (đồng bào Xơ Đăng gọi là cây thuốc dấu) đã trở thành quốc bảo. Để cây sâm Ngọc Linh từ quốc bảo thực sự trở thành quốc kế dân sinh, giúp...
Như thường lệ, vào mỗi dịp đầu năm mới, các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Hà Giang lại nô nức, phấn khởi tham gia Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội độc đáo của người...
Gây dựng thương hiệu cho thổ cẩm BaNa; tạo chuỗi sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của đồng bào H’Mông..., nhiều nhóm phụ nữ yêu văn hóa truyền thống đã và đang tâm huyết...
Nhắc đến nghệ thuật trang trí trang phục của người Xá Phó ở Lào Cai, người ta thường nghĩ ngay đến hoa văn hạt cườm và thêu đếm sợi. Loại hình này từng được Bộ Văn hóa, Thể...
Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na đã có từ lâu, được lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại cho đến ngày nay.