{title}
{publish}
{head}
Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội. Ảnh: baothanhhoa.vn
Lễ hội Mường Xia được tổ chức để tri ân, tưởng nhớ công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc diệt trừ quân xâm lược, trấn ải biên cương. Vào thế kỷ XV, Tư Mã Hai Đào là vị tướng tài, võ nghệ cao cường, giúp vua lập nhiều chiến công. Trong thời gian trấn ải biên cương, ông đã chọn Mường Xia để xây dựng thủ phủ, khai khẩn ruộng hoang và mang lại cuộc sống thanh bình, ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
Từ tháng 8/2022, lễ hội Mường Xia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong lễ hội Mường Xia, phần lễ được tổ chức trang trọng với nghi lễ rước hòn đá vía, tế lễ và dâng hương tại Đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào. Tiếp đó là phần hội với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa thể hiện những phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của người Thái đất Mường Xia. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi, trò diễn dân gian như: Đẩy gậy, kéo co, tung còn, bắn nỏ... tạo không khí vui tươi, lành mạnh, đoàn kết cho đồng bào các dân tộc trong hai ngày 18-19/3.
Qua hàng trăm năm, hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của lễ hội Mường Xia vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của người Thái Mường Xia. Ngày nay, lễ hội Mường Xia không chỉ thu hẹp ở đồng bào dân tộc Thái thuộc xã Sơn Thủy. Lễ hội còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc anh em Thái, Kinh, Mường của huyện Quan Sơn, huyện Bá Thước và vùng Mường Bén, Mường Xôi của nước bạn Lào.
Lễ hội Mường Xia là dịp người dân trong vùng thể hiện sự tri ân công ơn Tư Mã Hai Đào với nhiều lễ vật gắn với đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Thái. Ảnh: baodantoc.vn
Ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết, lễ hội Mường Xia là dịp để giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người Quan Sơn đồng thời kích cầu, thu hút khách du lịch. Thời gian tới, huyện Quan Sơn sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cũng như khuyến khích các hộ dân có điều kiện đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch. Huyện sẽ huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch... qua đó, tạo việc làm cho một số lao động địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Hoa Mai (Báo Dân tộc và Miền núi)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc...
Để tiếp tục nâng cao tiêu chí Nông thôn mới (NTM), hướng tới xây dựng xã nông thôn biên giới từng bước theo hướng hiện đại, giàu có, văn minh, bảo vệ vững chắc phên dậu biên...
Với niềm trăn trở phải bảo tồn và lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đồng bào mình, nhiều phụ nữ S’tiêng ở xã Long Tân, huyện Phú Riềng vẫn từng ngày miệt mài bên khung dệt...
Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc Xtiêng, tỉnh Bình Phước mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thì còn là dịp để bà con,...
Tết rừng đã có từ khi người H’Mông Nà Hẩu di cư đến đây lập bản, trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, tạo ra sắc thái văn hóa riêng nơi đây. Theo truyền thống...
Sâu sát cơ sở, gần gũi đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có Đội trưởng vũ trang Đồn Biên phòng Pù Nhi- Hơ Văn Xá. Là con em...
Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ tham gia dự án....
Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở thôn Suối Đồng, thị trấn Nông trường Việt Lâm (Vị Xuyên), tỉnh Hà Giang được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống...
Đối với đồng bào Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, rượu cần giữ vai trò là lễ vật để kính dâng lên thần linh, là vật trung gian giúp con người giao tiếp với các...
Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng...