{title}
{publish}
{head}
Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành. Trong khi thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát triển... Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Liên quan đến nam bệnh nhân (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Nha Trang) bị mắc cúm A/H5N1, tử vong như Sức khỏe & Đời sống đã thông tin trước đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Trước đó, vào năm 2022, bé gái 8 tuổi tại Phú Thọ phát hiện mắc cúm A/H5N1 sau 8 năm Việt Nam không ghi nhận ca bệnh. Sau 3 ngày sốt, buồn nôn, nôn nhiều và được dùng thuốc của trạm y tế xã nhưng không đỡ, bé gái xuất hiện tình trạng lơ mơ, co giật, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ. Do bệnh rất nặng, cháu bé được thở máy và chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây các bác sĩ tích cực điều trị, nhưng cháu bé vẫn hôn mê sâu, suy đa tạng, đồng tử hai bên giãn to, không có phản xạ, tiên lượng rất nặng, gia đình xin cho cháu về. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định bệnh nhi dương tính với virus cúm A/H5N1.
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.
Bên cạnh đó, thời điểm này hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.
Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc điều tra nguồn lây, xử lý triệt để ổ dịch.
Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; Phối hợp với ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. (Ảnh minh hoạ)
Cùng đó, tăng cường tuyên truyền pháp luật phòng lây nhiễm cúm gia cầm lan sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm chết và những vùng có nguy cơ cao; đồng thời sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện đáp ứng cho địa phương phát triển các biện pháp xử lý ổ dịch.
Cũng liên quan đến cúm A/H5N1, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người, virus A/H5N1 là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao (~50%).
Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
5. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Gia Minh (tổng hợp)
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
Đau cổ vai gáy liên quan đến cấu trúc xương khớp, vì vậy ngoài việc dùng thuốc và vật lý trị liệu thì một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các...
Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, dùng thuốc dự phòng điều đặn và tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh...
baophutho.vn Lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của con người. Do vậy, người bệnh...
baophutho.vn Trước thông tin phản ánh "tràn lan đào tạo y khoa liên tục”, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo rà soát, tăng cường kiểm tra, giám...
Sau tuổi 25, làn da của chúng ta bước vào quá trình lão hóa và ngày càng xuống cấp. Đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là phái đẹp. Vậy đâu là nguyên nhân khiến da bị...
baophutho.vn Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội Xuân năm 2024, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp trong tỉnh đã chủ động lập kế hoạch,...
Cứ nghĩ sẽ phải chung sống với những cơn đau ngang thắt lưng, tê buốt tay chân suốt cuộc đời, nhưng may mắn bác Trần Quốc Vấn (khu 2 Xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)...
baophutho.vn Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Những giọt máu tình nguyện là nguồn sống vô...
baophutho.vn Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công một trường hợp đột quỵ não.
Ghi nhận tại khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, phần lớn trẻ nằm điều trị nội trú mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, cúm, sốt virus... Đây là căn bệnh dễ bùng phát...