{title}
{publish}
{head}
Đến Cao Bằng, du khách không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp, mà còn thu hút bởi những cọn nước bên dòng sông xanh biếc uốn lượn trải dài theo những cánh đồng màu mỡ. Cọn nước không chỉ lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của người vùng cao mà còn thể hiện nét văn hóa của Non nước Cao Bằng.
Cọn nước vùng cao.
Cọn nước làm từ tre nứa, gỗ, với 3 thành phần chính: trục giữa, nang cọn và cánh quạt. Trục giữa làm bằng gỗ lõi có độ bền và có khả năng chịu nước tốt. Nang cọn làm bằng những cây tre, vầu thân thẳng, nhỏ và phải là loại vầu già đủ tuổi. Tùy theo độ cao thấp, mực nước của nơi cần dẫn nước đến và nguồn nước mà người làm cọn sẽ quyết định kích thước của cọn thông qua độ dài ngắn của nang cọn. Những cây tre, vầu được buộc chéo liên tiếp từ 2 phía trục tạo hình chữ V với tâm là trục. Ở những đầu cây tre, người ta buộc một vòng tre hoặc dây rừng có độ bền, đảm bảo khi cọn vận hành những cây tre, vầu không bị xê dịch. Tiếp đến ở những đầu cây tre, buộc những cánh quạt nước được làm từ những cây tre, nứa già chẻ mỏng rồi đan lại thành từng tấm phên hình chữ nhật. Các cánh quạt này khi nước chảy tác động vào sẽ tạo ra lực đẩy làm cọn quay.
Cuối cùng, quan trọng nhất đối với cọn nước là việc đặt và bố trí những ống đựng nước trên thân cọn. Mỗi ống đựng nước thường được buộc kèm chéo theo mỗi cánh quạt nước và phải buộc tất cả các ống cùng nghiêng một độ nhất định thì mới khiến cọn không bị lỗi nhịp khi guồng nước. Việc sử dụng cọn nước để đưa nước từ dưới sông, suối lên ruộng cao khắc phục được việc phải tốn nhiều công sức đắp phai, đào mương dẫn nước đi qua những chướng ngại vật của vùng núi cao.
Không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của người dân địa phương trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không biết từ bao giờ, hình ảnh cọn nước như những bánh xe khổng lồ chậm rãi quay đã trở thành nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng.
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư các chương trình, dự án của Nhà nước, thêm nhiều tuyến mương được xây dựng để tưới nước cho các cánh đồng. Vì vậy, còn ít nơi duy trì cách lấy nước thủ công từ những chiếc cọn nước thô sơ; nhưng cọn nước vẫn hữu ích và giá trị bởi vẫn có những khu ruộng bậc thang nơi núi cao hay những mảnh ruộng nơi xa, không tập trung, không thể làm mương thủy lợi để dẫn nước đến. Bên cạnh những cọn nước vẫn miệt mài đưa nước từ sông, suối tưới đẫm các chân ruộng, nhiều con nước được lưu giữ như một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh quê hương. Hình ảnh cọn nước quay chậm rãi ngày đêm không nghỉ hòa cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp tạo cho cảnh sắc một vẻ đẹp hiền hòa và nên thơ, trữ tình hơn.
Trong hành trình tham quan, khám phá các vùng đất ở Cao Bằng, dọc theo lũy tre xanh hai bờ sông, suối, du khách sẽ chứng kiến cọn nước ngày ngày mải miết đưa nước về ruộng, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của miền non nước; vòng quay của cọn nước quay chầm chậm, đều đều, tạo ra tiếng nước róc rách vui tai bên những khúc sông, con suối. Trong đó, Trùng Khánh là một trong những địa phương có nhiều cọn nước nhất. Di dọc dòng sông Quây Sơn, dễ dàng bắt gặp những chiếc cọn nước ngày đêm hoạt động. Cùng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, hình ảnh những chiếc cọn nước góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của xứ sở thần tiên.
Vì là một nét văn hóa độc đáo của miền Non nước Cao Bằng nên những năm gần đây, tỉnh cho xây dựng một số mô hình cọn nước phục vụ nhu cầu checkin của du khách như: Khu vực cọn nước tại xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), Khu di tích lịch sử Kim Đồng thuộc xã Trường Hà (Hà Quảng), mô hình cọn nước truyền thống ở Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố)...
TK
(Theo baocaobang.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Với đặc thù và tiềm năng về thiên nhiên-văn hóa-lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đề ra quyết tâm xây dựng Hoa Lư-Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên...
Theo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di...
Một Nha Trang xinh đẹp, vừa kỳ bí, cuốn hút, vừa sôi động và đẳng cấp đang chào đón du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới được hiện lên đầy hấp dẫn trong video clip “Nha Trang...
Sau 19 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Giống đà điểu Khatoco Ninh Hòa đặt tại thôn Đại Cát, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 150ha đã trở...
Ngày 26/1, Nụ hôn của biển cả, show diễn do ECA2 - Đơn vị sản xuất hàng đầu nước Pháp dàn dựng sẽ chính thức ra mắt tại thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc, đem đến cho du khách một...
Sau khi Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2020 được triển khai thực hiện, loại hình du lịch cộng đồng đã được hình thành, từng bước phát triển...
Với nguồn tài nguyên về hệ sinh thái phong phú, đa dạng sinh học, hệ thống di sản vật thể và phi vật thể giàu bản sắc cùng sự quyết tâm của các cấp, ngành, tỉnh Hà Tĩnh đang mở...
Công viên địa chất (CVĐC) tỉnh Lạng Sơn có các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử rất đa dạng, phong phú với sự bảo tồn khá nguyên vẹn di sản địa chất. Nhằm khai thác những lợi...
Nhắc đến Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội), trước đây nhiều người chỉ biết tới nghề trồng rau, bện thừng, đan võng, trồng chuối nổi tiếng... Nhưng giờ ghé thăm vùng đất ven...
Phước Bình, xã vùng cao của huyện miền núi Bác Ái, cách trung tâm TP. Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận khoảng 70 km theo hướng Tây Bắc. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên...