{title}
{publish}
{head}
Năm 2024, ngành du lịch Đà Nẵng tiếp tục “ngược dòng” hướng tới mục tiêu khôi phục bền vững, nỗ lực làm mới sản phẩm du lịch nhằm góp phần đa dạng cho thị trường du lịch, hấp dẫn du khách, trong đó, “Du lịch cưới” được xác định là một trong những sản phẩm quan trọng, xây dựng thương hiệu mới cho Đà Nẵng.
Một đám cưới của cặp đôi người Ấn Độ được tổ chức tại Furama Resort.
Trong 5 năm trở lại đây, sản phẩm “du lịch cưới” được xem là chiến lược phát triển của nhiều quốc gia châu Á, nhất là Đông Nam Á. Tận dụng ưu thế về tài nguyên tự nhiên biển đảo nhiệt đới, các giá trị văn hóa đặc sắc và chi phí tổ chức sự kiện hấp dẫn, các điểm đến tại Thái Lan, Indonesia... và Việt Nam dần góp mặt trong danh sách những điểm tổ chức cưới được lựa chọn bởi thị trường Bắc Mỹ, châu Á. Đây là hai thị trường cưới lớn nhất với giá trị ước đạt lần lượt là 28,8 tỷ USD và 23 tỷ USD.
Là thành phố du lịch trọng điểm của miền trung, với những lợi thế về du lịch biển, địa chỉ nổi tiếng trong khu vực, Đà Nẵng trở thành điểm đến được chọn lựa của nhiều cặp đôi Ấn Độ. “Du lịch cưới” Đà Nẵng đang thu hút khách trong nước và quốc tế tới tổ chức đám cưới tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao và kết hợp du lịch cùng gia đình. Tổng lượng khách tham dự các sự kiện cưới ước 25.000-30.000 người.
Nhiều cặp đôi người Ấn Độ đã chọn Đà Nẵng làm địa điểm tổ chức tiệc cưới với sự tham dự của người thân gia đình. Hai năm qua, Đà Nẵng và khu vực lân cận sớm đã được các nhà tổ chức sự kiện cưới chọn, tổ chức thành công với hơn 20 sự kiện cưới của các cặp đôi người Ấn Độ.
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, Đà Nẵng là điểm đến mới hấp dẫn đối với khách Ấn Độ với hàng loạt thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng biển, hội tụ các thương hiệu khách sạn nổi tiếng thế giới, các công viên giải trí chuyên đề đặc sắc, hoạt động giải trí đêm cùng văn hóa ẩm thực phong phú. Đà Nẵng còn có lợi thế kết nối đến các di sản văn hóa thế giới và được vinh danh là điểm đến lễ hội-sự kiện hàng đầu châu Á. Thực tế tăng trưởng khách Ấn Độ tại Đà Nẵng trong năm 2023 bước đầu minh chứng cho sức hút của điểm đến, với hơn 95.000 lượt khách Ấn Độ du lịch Đà Nẵng, chiếm gần 50% tổng lượt khách Ấn Độ đến Việt Nam.
Ngành du lịch Đà Nẵng đưa ra giải pháp thu hút khách du lịch cưới với các chính sách đặc thù như mở đường bay quốc tế từ các thị trường trọng điểm, thu hút các đoàn khách du lịch cưới; đẩy mạnh công tác truyền thông và thu hút, đăng cai tổ chức các sự kiện cưới, hội chợ triển lãm cưới.
Năm 2024, Đà Nẵng xác định sẽ xác lập vị thế là điểm du lịch cưới hàng đầu tại thị trường nội địa; tăng cường công tác truyền thông quảng bá chuyên sâu, đặc biệt tại các thị trường quốc tế mục tiêu như Ấn Độ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc).
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đầu tư xây dựng các công trình tạo điểm nhấn mang tính đặc trưng về cưới, triển khai hiệu quả chương trình thí điểm hỗ trợ thu hút khách du lịch cưới. Năm 2025, thành phố sẽ kết nối các tổ chức chuyên ngành về cưới để tiếp thị du lịch cưới Đà Nẵng đến các thị trường quốc tế.
Trong năm 2023, mặc dù chưa thể khôi phục đường bay trực tiếp, tổng lượt khách Ấn Độ đến Đà Nẵng đạt 68.753 lượt, chiếm 4,64% trong cơ cấu khách quốc tế đến Đà Nẵng. So với 105.425 tổng lượt khách Ấn Độ đến Việt Nam, cứ hai người Ấn Độ du lịch Việt Nam sẽ có một người đến Đà Nẵng. Đà Nẵng và khu vực lân cận sớm được các nhà tổ chức sự kiện cưới lựa chọn với hơn 20 sự kiện cưới Ấn Độ trong hai năm vừa qua. Dự kiến, có sáu đám cưới sẽ được tổ chức trong hai tháng đầu năm 2024.
Các đại diện lữ hành đánh giá cao điểm đến Đà Nẵng về năng lực cung ứng các sản phẩm-dịch vụ đa dạng, bảo đảm chất lượng. Theo các hãng lữ hành, khách Ấn Độ thường chọn lưu trú ít nhất bốn đêm tại các khách sạn 4-5 sao của Đà Nẵng, ưa chuộng hoạt động vui chơi, giải trí đêm, các quán bar, pub và spa.
Hiện nay, Đà Nẵng là điểm hội tụ chuỗi sản phẩm hấp dẫn, phù hợp thị hiếu khách Ấn Độ, cùng với nhiếu chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách đoàn, khách du lịch MICE, du lịch cưới của chính quyền thành phố. Thành phố Đà Nẵng dẫn đầu trong 10 điểm đến hàng đầu dành cho du khách Ấn Độ với thế mạnh du lịch biển, ánh nắng và thời tiết thích hợp với sở thích của du khách Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng có nhiều nhà hàng hải sản nổi tiếng với sức chứa từ 100-300 khách và hơn 30 nhà hàng Ấn Độ có phục vụ món Halal theo kiểu Ấn.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng Giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng cho biết, tiệc cưới của những thị trường khách quốc tế thường chuộng gọn nhẹ, kín đáo, đơn giản, nhưng khách Ấn Độ hầu hết tổ chức dài ngày, có tiệc lên tới năm ngày và lượng khách lên đến hàng trăm người. Tại Furama Resort, đầu năm 2024 sẽ tổ chức cưới cho ba cặp đôi cô dâu, chú rể Ấn Độ, mỗi đoàn hàng trăm khách và lưu trú dài ngày. Đây là một trong những tín hiệu vui của du lịch cưới Đà Nẵng.
Thông điệp “Nơi khởi nguồn hạnh phúc - Where happiness begins” trong kế hoạch truyền thông-tiếp thị cho điểm đến cưới Đà Nẵng giai đoạn 2024-2025 đã được ngành du lịch Đà Nẵng triển khai, đón đầu mùa du lịch cưới năm 2024. Với nhiều người yêu mến thành phố Đà Nẵng, đây chính là nơi để gặp gỡ, hò hẹn, để chắp cánh và ghi dấu những câu chuyện đẹp. Thông điệp “Nơi khởi nguồn hạnh phúc” là động lực để cộng đồng du lịch chung tay phát triển thành phố và khơi nguồn hạnh phúc vững bền.
Ý tưởng phát triển du lịch cưới đã được những người làm du lịch ấp ủ từ lâu và năm 2024 sẽ là thời điểm để những người làm dịch vụ nắm bắt phân khúc thị trường, đưa ra kế hoạch hành động gắn kết cộng đồng doanh nghiệp, phát triển hệ sinh thái dịch vụ và tạo dựng thương hiệu điểm đến cưới Đà Nẵng.
Du lịch cưới là một mảng rất mới trong ngành du lịch, nhưng khi làm được sẽ tạo ra sự khác biệt và nếu làm tốt, chuyên nghiệp, loại hình du lịch này sẽ trở thành điểm sáng của du lịch Đà Nẵng và du lịch miền trung.
Theo nhandan.vn
Hồ Xuân Dương (xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) được bao quanh bởi núi đồi xanh tươi, cây cối bạt ngàn khiến không gian vô cùng thơ mộng, hữu tình. Đến đây, du khách...
Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La luôn gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; tạo nên...
Nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) khoảng 70 km về phía Đông, đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý) nằm giáp ranh giữa xóm Khum Đin và xóm Bắc...
Khu Viêm Xá (làng Diềm), phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) mang dáng cổ kính. Làng Diềm xưa có hình thức sinh hoạt Quan họ rất đặc biệt, không thể tìm thấy ở...
Trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path của Mỹ vừa tiết lộ Hội An, Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ở tỉnh Quảng Nam của Việt Nam nằm trong top 7 điểm đến thịnh...
Phố cổ Đồng Văn nằm ở vị trí trung tâm TT. Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đó là trị trấn vùng cao khá nhỏ, lại lọt thỏm giữa thung lũng bốn bề núi đá nên dạo một vòng là thuộc lòng...
Ngày đầu năm 2024, tiết trời vùng cao Bắc Yên nắng nhẹ, thiên đường mây Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La trong cảnh sắc hùng vĩ, vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú đã thu hút đông đảo...
Gành Đá Đĩa (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 40km về phía Bắc) rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m (đang phát lộ thêm nhiều...
Ven biển tỉnh Quảng Trị có những mũi đá nhô ra biển vài trăm mét. Nổi tiếng nhất trong số đó là Mũi Trèo, Mũi Si và Mũi Lay. Đây là điểm đến của rất nhiều “phượt thủ” và người...
Đến với tỉnh Đắk Lắk, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hít thở bầu không khí trong lành, trải nghiệm nếp sống văn hóa truyền thống của các dân tộc địa...
Địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là vị trí quân sự có tầm chiến lược, cơ sở vững chắc cho bộ đội và dân quân du kích địa phương đánh tan nhiều cuộc...
Trong xu thế mở cửa hội nhập toàn cầu hiện nay, Quảng Ngãi đã và đang hình thành một tư duy mới, tầm nhìn xa để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các tiềm...