Cập nhật:  GMT+7

Để “đặc sản của rừng” mang lại giá trị kinh tế cao

Hiện nay, trên địa bàn TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), những vật nuôi được xem là “đặc sản của rừng” như: Dúi, thỏ, chồn, chim trĩ, lợn rừng... được người dân đầu tư theo chuỗi giá trị kinh tế tuần hoàn từ khâu nuôi trồng, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phục vụ nhu cầu của thực khách, nhất là khách du lịch, mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó, mở ra cơ hội làm giàu và phát triển bền vững cho người dân thành phố...

“Đặc sản của rừng” ở phố

Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại nhỏ, ông Lê Viết Phới (tổ dân phố 6, phường Bắc Lý) giới thiệu những con vật nuôi được xem là “đặc sản của rừng” do ông tự tay chăm sóc mỗi ngày, gồm: Đàn thỏ, chồn, dúi, đà điểu, lợn rừng... Rồi ông khẳng định, cùng với các nguồn lực về lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên..., thì việc ứng dụng khoa học-công nghệ (KH-CN) là vấn đề rất quan trọng, có tác động lớn tới tư duy và việc phát triển kinh tế. Nhờ tham gia các mô hình ứng dụng tiến bộ KH-CN nên gia đình ông tiếp cận và phát triển nuôi các con vật được xem là “đặc sản rừng”.

Ông Phới vừa thoăn thoắt dùng rựa bổ mía, vừa cho hay: “Mô hình nuôi dúi ứng dụng công nghệ cao của gia đình do Sở KH-CN hỗ trợ ban đầu có số lượng 70 con giống; trong đó có 30 con làm thương phẩm, 40 con nuôi sinh sản. Sau 6 tháng nuôi thương phẩm, con giống đạt được trọng lượng từ 1,5-2 kg/con. Với 12 tháng thực hiện nuôi dúi sinh sản, từ 30 con dúi mẹ và 10 con dúi bố ban đầu đã sản sinh và phát triển được 180 dúi con. Trong số đó, có thể chọn lọc được số dúi con để làm giống sinh sản tiếp theo”.

Để “đặc sản của rừng” mang lại giá trị kinh tế cao

Hàng nghìn con chim trĩ được nuôi tại trang trại của anh Phạm Anh Tuân (xã Lộc Ninh).

Theo ông Phới, nuôi dúi đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Với giá bán 750 nghìn đồng/kg dúi thương phẩm và 1,1 triệu đồng/con giống, sẽ mang lại cho người nuôi nguồn thu nhập tương đối ổn định. Bởi, diện tích nuôi nhỏ, thức ăn của dúi và phương pháp chăm sóc khá đơn giản, chỉ cần người nuôi chăm chỉ, cần mẫn. Mỗi ngày, một con dúi ăn khoảng 1 thìa canh nhỏ một trong các loại gạo, bắp ngô, 1 lát khoai hay sắn. Vì không uống nước nên loài vật này mỗi ngày cũng gặm nhấm hết 1 đốt mía, tre hoặc mây nước. Thỉnh thoảng thả vào một khúc xương khô các loại như heo, bò, trâu... Trong cái hộp nhỏ diện tích chừng 250cm2, con dúi nằm “ngoan ngoãn” gặm nhấm thức ăn và cứ thế lớn dần.

Chuồng nuôi dúi cũng không quá cầu kỳ, nhưng bảo đảm thoáng, mát. Dưới những tán cây trong vườn, ông Phới bố trí chuồng trại hợp lý, có thể mở rộng khi cần thiết.

Ngoài thu nhập từ dúi, gia đình ông Phới có nguồn thu thêm từ các con vật nuôi, như: Thỏ, chồn, đà điểu, lợn rừng... Với khuôn viên vườn nhà khá rộng, ông Phới cũng bố trí trồng nhiều loại cây ăn quả, như: Mít, ổi, cam, bưởi, chuối, mía và đào ao thả cá... vừa có thu nhập, vừa tạo nguồn thức ăn cho các vật nuôi và môi trường sinh thái hài hòa.

Ngược ra phía Bắc thành phố, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi chim trĩ của anh Phạm Anh Tuân (ở thôn 6, xã Lộc Ninh) đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và đã tạo được uy tín chất lượng trên thị trường. Hiện, trang trại nuôi chim trĩ quy mô 70 chuồng với gần 300 con chim giống và trên 1.000 con chim thịt thương phẩm. Mỗi tháng, trang trại anh Tuân cung cấp cho thị trường từ 500-600 con chim trĩ giống và chim thịt, hơn 3.000 quả trứng...

Từ trang trại đến bàn ăn

Mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” (hay còn gọi là mô hình 3F: Feed-Farm-Food) khẳng định được tính ưu việt là sản xuất thực phẩm an toàn khép kín từ khâu nuôi, trồng đến khâu chế biến và đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Vì vậy, nhiều người dân thành phố ứng dụng thành công vào thực tiễn.

Áp dụng mô hình khép kín 3F, nhà hàng với các món ăn chế biến từ chim trĩ có thể phục vụ hàng trăm khách hàng, anh Phạm Anh Tuân đạt doanh thu bình quân trên 3,5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho trên 20 lao động.

“Để phù hợp với xu thế phát triển, từ quy mô ban đầu, trang trại sẽ tăng dần số lượng nuôi và sản phẩm xuất bán ra thị trường. Gia đình đã đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa quy trình sản xuất, như: Xây dựng và mở rộng chuồng lạnh, bảo đảm vệ sinh môi trường để chăm sóc tốt nhất cho đàn chim bố mẹ nhằm tăng sản lượng trứng và bảo quản trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Bản thân tôi cũng nghiên cứu, học hỏi để nâng cao chất lượng các sản phẩm từ chim trĩ; cung cấp lượng lớn chim trĩ thịt, trứng và chim trĩ nuôi cảnh cho khách khi có nhu cầu, đặc biệt là chế biến thịt chim trĩ thành các món ăn dược liệu phục vụ du khách tại nhà hàng của gia đình. Từ đó, góp thêm một sản phẩm đạt chất lượng cao phục vụ du khách trong quá trình phát triển du lịch của Đồng Hới nói riêng và Quảng Bình nói chung”, chủ trang trại Phạm Anh Tuân chia sẻ.

Để “đặc sản của rừng” mang lại giá trị kinh tế cao

Thu hoạch trứng đà điểu tại trang trại khép kín “3F”.

Với những vật nuôi “đặc sản của rừng”, gia đình ông Lê Viết Phới cũng có nhà hàng chế biến các món ăn phục vụ và đã được khá đông thực khách biết đến.

Tuy có nhiều lợi thế nhưng mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” cũng gặp không ít khó khăn. Theo ông Lê Viết Phới, mô hình 3F vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đơn cử như đối với mô hình có quy mô nhỏ, khâu “bàn ăn” sẽ gặp khó khăn vì sản phẩm hạn chế, thi thoảng không đủ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vì vậy, có lúc nhà hàng phải phục vụ lượng khách hàng “quá tải”, nhưng có khi thì “vắng teo” cũng là điều dễ hiểu. Bởi, trên thực tế, nguồn “cung không đủ cầu”, số lượng nuôi chưa đủ để cung cấp ra thị trường tiêu dùng vì nhu cầu thực khách khá lớn, trong khi đa số các con vật nuôi với phương pháp chăm sóc hữu cơ thì thường phát triển chậm, thời gian sinh trưởng lại kéo dài...

“Có thể nói, mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” đã và đang trở thành xu hướng sản xuất, tiêu dùng phổ biến trên địa bàn thành phố. Đây cũng chính là cơ hội trong việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của cơ sở sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là du khách bốn phương. Vì vậy, trong điều kiện lắm thách thức như hiện nay, những doanh nghiệp, cá nhân “dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất theo chuỗi khép kín 3F sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Cùng đó, trong định hướng xây dựng và phát triển du lịch bền vững, thành phố sẽ có những chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển các mặt hàng, sản phẩm theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng của du khách khi đến với Đồng Hới”, Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới Hoàng Ngọc Đan trao đổi thêm.

TK (Theo baoquangbinh.vn)


TK (Theo baoquangbinh.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Du lịch Hà Giang trong liên kết vùng Đông - Tây Bắc

Du lịch Hà Giang trong liên kết vùng Đông - Tây Bắc
2024-06-05 10:56:00

Thời gian qua, tỉnh Hà Giang không ngừng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm chất lượng hiệu quả, khẳng định thương...

Khám phá Đồi cát bay Mũi Né

Khám phá Đồi cát bay Mũi Né
2024-06-05 10:04:00

Từ trung tâm thành phố Phan Thiết đi ra Hòn Rơm trên tuyến đường 706, du khách sẽ nhìn thấy những đồi cát tựa hoang mạc Sahara. Đặc biệt địa hình ven biển tỉnh Bình Thuận với...

Thổ Châu xanh miền biên viễn

Thổ Châu xanh miền biên viễn
2024-06-05 10:01:00

Nhắc đến du lịch biển, đảo miền Tây Nam Bộ, người ta dễ hình dung đến đảo ngọc Phú Quốc, Nam Du, Hòn Sơn,... đã trở nên nổi tiếng, trong khi rất ít người biết tỉnh Kiên Giang...

Non nước Kỳ Anh

Non nước Kỳ Anh
2024-06-04 15:59:00

Thị xã Kỳ Anh nằm ở cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh - miền đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Trải qua các thời kỳ lịch sử, văn hóa - con người đã tạo ra sức mạnh nội sinh, tiếp tục...

Cáp treo Cát Bà giảm giá 50%

Cáp treo Cát Bà giảm giá 50%
2024-05-28 09:05:00

Giá vé cáp treo vượt biển Cát Bà giảm 50% còn 50.000 đồng một lượt từ 27/5, dành cho tất cả du khách.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long