
{title}
{publish}
{head}
Tọa lạc tại xã Đông Tiền Hải, đền Hưng Long (còn gọi là Hưng Long Linh Từ) là một công trình văn hóa tín ngưỡng độc đáo, gắn với truyền thuyết linh thiêng về Đức Thánh Hoàng Bơ, thường gọi là Quan Hoàng Bơ, vị thần được người dân ven biển, vùng sông nước tôn kính thờ phụng. Không chỉ có giá trị lịch sử và tâm linh sâu sắc, đền Hưng Long còn là nơi diễn ra lễ hội truyền thống đặc sắc, đầu tháng 7/2025 đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nơi thờ Quan Hoàng Bơ - Vị thần hộ mệnh vùng sông nước
Theo truyền thuyết dân gian, Quan Hoàng Bơ vốn là vị thần cai quản thuỷ giới, từng có công lớn giúp dân vùng cửa biển Trà Lý - Ba Lạt chống lại thiên tai, lũ lụt. Vào một năm nước lớn tràn về, đê vỡ, mùa màng mất trắng, dân làng đã lập đàn cầu đảo và được thần hiển linh giúp đắp đê ngăn nước. Từ đó, dân chúng khắc ghi công đức, dựng đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn. Nơi lập đền sau này trở thành làng Hưng Long, và đền mang tên Hưng Long Linh Từ, ngôi đền gắn liền với niềm tin vào sự che chở của vị thần biển cả.
Toàn cảnh đền Hưng Long.
Ngôi đền có kiến trúc cổ truyền đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ, được chia thành bốn toà: Toà tiền tế thờ Công Đồng Tam Phủ; toà trung từ thờ Hội đồng tứ phủ các quan lớn và đức Thánh Trần; toà chính tẩm đặt tượng Quan Hoàng Bơ; toà cung cấm thờ Mẫu và pho tượng Quan Hoàng Bơ bằng ngọc. Sân đền rộng thoáng với tượng bạch mã, cột cờ lớn và cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tạo nên không gian linh thiêng và cổ kính. Trải qua nhiều thế kỷ, đền Hưng Long vẫn được Nhân dân trong vùng chăm sóc, gìn giữ như một điểm tựa tâm linh, nơi gửi gắm nguyện vọng mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Pho tượng thờ Quan Hoàng Bơ.
Thầy Thích Nhân Tuấn, Đồng đền Hưng Long cho biết: Trong tâm thức của người dân miền biển, Quan Hoàng Bơ là một vị thần có sức mạnh lớn, có thể giúp chuyến đi biển của họ được thuận lợi và an toàn; đồng thời có thể giúp họ đánh bắt được nhiều cá, từ đó gia đình được ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, trước những chuyến đi khơi xa, ngư dân thường dâng lễ vật và cầu nguyện tại đền thờ Quan Hoàng Bơ để mong được sự phù hộ, giúp đỡ từ ngài.
Lễ hội đền Hưng Long: Đậm sắc văn hóa dân gian, rạng danh Di sản quốc gia
Không chỉ mang giá trị tín ngưỡng, đền Hưng Long còn nổi bật với lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm từ ngày 10 – 15/6 âm lịch.
Nghi lễ rước nước tại lễ hội đền Hưng Long.
Điểm đặc sắc nhất của lễ hội là nghi lễ rước nước - lễ cấp thủy cầu ngư, mô phỏng hành trình xin nước từ nguồn thiêng, thể hiện khát vọng của cư dân vùng biển về mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Cùng với đó là các nghi thức tế lễ truyền thống, trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao như múa lân, múa rồng, biểu diễn dân ca – dân vũ, thi đấu vật, kéo co, tổ tôm điếm... tạo nên bầu không khí tưng bừng, gắn kết cộng đồng và thu hút đông đảo du khách.
Đặc sắc lễ hội đền Hưng Long.
Ngày 6/7/2025, tại sân đền Hưng Long, UBND xã Đông Tiền Hải đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định công nhận Lễ hội đền Hưng Long là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc lễ hội đền Hưng Long được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm tự hào của người dân xã địa phương, mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của tỉnh Hưng Yên.
Múa Sênh tiền trong lễ hội đền Hưng Long.
Với bề dày lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc và nét đẹp lễ hội đặc sắc, đền Hưng Long không chỉ là điểm đến văn hóa, tín ngưỡng của người dân Hưng Yên, mà còn là “hồn cốt” của vùng đất gắn liền với nghề sông nước. Việc phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào phát triển du lịch cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc giữa dòng chảy hiện đại hóa hôm nay.
Nguồn baohungyen.vn
Việc hợp nhất tỉnh Hải Dương với Hải Phòng không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy mà còn mở ra tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thành phố mới.
Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những...
Đồng Cao là một bình nguyên rộng, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nằm ở hai xã Phúc Sơn, Vân Sơn (Sơn Động). Mới đây, chúng tôi có dịp khám phá vùng đất xinh đẹp này và...
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”....
Ngành du lịch của tỉnh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới nhưng vẫn kế thừa và trên đà tăng trưởng cao ngay trong 6 tháng đầu năm 2025, theo đó, Bình Thuận đón hơn 6 triệu...
Sau sáp nhập tỉnh, không gian phát triển du lịch Tuyên Quang - Hà Giang được mở rộng không chỉ về địa lý mà còn về tầm nhìn chiến lược. Nơi đây sẽ trở thành một cực tăng trưởng...
Tỉnh Yên Bái xác định “du lịch văn hóa” là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm...