
{title}
{publish}
{head}
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Tố Hữu đã phải thốt lên rằng: “Vì sao? Trái đất nặng ân tình/ Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh/ Như một niềm tin, như dũng khí/ Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh” (trích bài thơ Theo chân Bác năm 1972). Bởi vì, lãnh tụ Hồ Chí Minh- Bác Hồ - Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - Người đã có một cuộc đời dấn thân, đầy bản lĩnh và hy sinh vì nước vì non, Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam và thời đại một sự nghiệp cách mạng to lớn trên nhiều bình diện, được nhân dân Việt Nam và loài người ngợi ca về một biểu tượng tiên phong cho lý tưởng: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Hòa bình, Hữu nghị, Công bằng, Bình đẳng, Hợp tác và Phát triển. Thời gian sẽ trôi qua, trăm năm, ngàn năm... thời thế, cuộc sống xã hội sẽ đổi thay lớn, song tên tuổi, sự nghiệp và thời đại của Người vẫn mãi là biểu tượng soi sáng của dân tộc Việt Nam văn hiến; sẽ mãi trở thành hệ giá trị văn hóa của loài người.
Ngày 20/3/1961, Bác Hồ đến thăm cán bộ và xã viên hợp tác xã Đồng Tâm (nay là thị trấn Đoan Hùng), huyện Đoan Hùng. (Ảnh: Tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh quả thật không có ý định trở thành nhà lập thuyết, nhưng sự cống hiến và hy sinh của Người đã chứng minh là một nhà tư tưởng thiên tài, nhà lý luận kiệt xuất. Là một nhà tư tưởng, bởi vì Hồ Chí Minh đã giải đáp đúng đắn nhu cầu thực tiễn Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và con người một cách triệt để, góp phần đập tan hệ thống xiềng xích thực dân và cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Đóng góp vào kho tàng lý luận Mác- Lênin về cách mạng ở nước thuộc địa và phong kiến. Đó là học thuyết bất hủ về độc lập, tự do; là cống hiến khác thường của Người vào tư tưởng cách mạng thế giới.
Người đã tìm ra đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; định vị và dẫn dắt dân tộc Việt Nam theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, từ đó chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối, mở ra một thời đại mới vô cùng oanh liệt trong lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Người không chỉ tìm đường, lựa chọn con đường cho cách mạng Việt Nam độc lập, thống nhất mà còn cho thời đại “một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu con người bị áp bức trong các nước thuộc địa và lạc hậu, mà số dân các nước này chiếm tới hơn 2/3 trong tổng số loài người vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Điều này khẳng định Hồ Chí Minh trước hết và chủ yếu là nhà cách mạng góp phần kiến tạo thế giới ngày nay, một cống hiến lớn mà loài người mãi mãi không thể quên.
Người đã có công đầu trong việc truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, vận dụng thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin để đánh thức các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam, bồi dưỡng những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người đã xây dựng những tiền đề tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người là nhà chiến lược thiên tài đã cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại, mở ra thời kỳ sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ và làm thất bại một bước chủ nghĩa thực dân mới, góp phần tác động sâu sắc vào tiến trình lịch sử trong thế kỷ XX.
Người đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á, người đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân” và định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, “vửa hồng”, “vừa chuyên”, trong đó “đạo đức cách mạng đặt lên hàng đầu”.
Người đã dày công vun đắp nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc làm nền tảng sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Tư tưởng lớn của Người được diễn đạt cô đọng trong khẩu hiệu chiến lược “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên thành ngọn cờ tập hợp, vẫy gọi đối với mọi người Việt Nam yêu nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Người là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, đã bồi dưỡng cho họ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, làm nên những cuộc chiến công vang dội, được cả loài người khâm phục và ca ngợi.
Người là nhà giáo dục vĩ đại, đã định hướng cho sự ra đời một nền văn hoá - đạo đức mới, một xã hội mới với nhân cách mới, góp phần cùng với Đảng đào tạo ra thế hệ cách mạng: Tận trung với nước, tận hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị... Tư tưởng chiến lược “trăm năm trồng người” và “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” mãi là vấn đề rất hệ trọng và rất cần thiết với mỗi dân tộc.
Người là nhà văn hoá kiệt xuất không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hoá mới trong lịch sử dân tộc mà còn vì Người đã có những đóng góp có giá trị vào sự phát triển của văn hoá nhân loại. Đúng như Nghị quyết của UNESCO có viết: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Người là một nhà đạo đức học lỗi lạc, đã có những cống hiến đặc sắc vào sự phát triển của tư tưởng đạo đức học mácxít. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức và Người luôn coi “đạo đức là gốc của người cách mạng”, Người luôn chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam mới: Trung với nước, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, có tinh thần quốc tế trong sáng... Người là biểu tượng, là tinh hoa của tinh thần khoan dung, nhân ái Việt Nam.
Người đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Người có tầm nhìn mở rộng ra toàn thế giới; với quan điểm kiến tạo, hội nhập rộng rãi để Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế. Người là một tấm gương lớn về đối thoại, hợp tác để cùng phát triển. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giá trị dân tộc - nhân loại - thời đại, là hệ giá trị (lý tưởng và hiện thực) mang tầm vóc toàn cầu. Người phát huy tinh thần hoà hiếu, hòa hợp dân tộc, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Người luôn theo đuổi chính sách ngoại giao hoà bình, cùng có lợi, chủ trương giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột bằng đàm phán, thương lượng.
Người đặt nền tảng cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo đúng quy luật, thuận lòng người, hợp thời đại và góp phần quyết định thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Việt Nam. Sự nghiệp của Hồ Chí Minh là sự nghiệp cách mạng, bản chất của cách mạng chính là đổi mới. Tư tưởng đổi mới của Người là một hệ thống lý luận mang đậm tính khoa học, cách mạng và nhân văn, có cội nguồn lý luận và thực tiễn phong phú; là sự thấm nhuần sâu sắc, chắt lọc, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm, thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân”, “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”; nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng; “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”.
Cả cuộc đời Người có vốn sống phong phú và giàu trải nghiệm từ thực tiễn Việt Nam và đặt chân đến 56 quốc gia và vùng lãnh thổ; có trên 170 tên, bút danh, bút hiệu; nói được nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga, Đức, Ý, Quảng Đông (Trung Quốc) và uyên thâm về nhiều lĩnh vực (lịch sử, lý luận, triết học, văn hóa, giáo dục,...); có trên 2.000 bài báo được viết bằng nhiều thứ tiếng và nhiều thể loại (xã luận, bình luận, tin ngắn, tiểu phẩm, truyện ký, dịch thuật,...); gần 300 bài thơ; 500 trang truyện và ký; trực tiếp và tham gia sáng lập 9 tờ báo; trong 24 năm (1945-1969) giữ cương vị Chủ tịch nước, Người đã có 700 lần đến với dân ở cơ sở,... Người có cuộc đời đầy nghị lực, vượt qua mọi thử thách, nghịch cảnh 2 lần bị tù đày, 1 lần bị treo án tử hình vắng mặt, bị gạt ra bên lề cách mạng, với tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản” vì tôn chỉ một mục tiêu cách mạng. Cuộc đời hoạt động và trải nghiệm phong phú, “nói đi đôi với làm” của Hồ Chí Minh cho thấy Người là một bậc thầy về phương pháp cách mạng đầy sáng tạo.
Từ sự ghi nhận những đóng góp, cống hiến, tình cảm yêu mến và kính trọng Hồ Chí Minh, thế giới đã xây dựng nhiều công trình tưởng nhớ, tôn vinh Người. Đến nay, thống kê chưa đầy đủ trên thế giới đã có 22 quốc gia dựng 36 tượng, tượng đài Hồ Chí Minh; 6 bia tưởng niệm, 14 khu tưởng niệm, 5 trường học, 6 đại lộ, 7 con đường trên thế giới mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Việt Nam, có khoảng 700 di tích và địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phân bố ở 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Có hàng ngàn công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới viết về Người, về cuộc đời, di sản của Người đăng trên báo, tạp chí và xuất bản thành sách với nhiều ngôn ngữ... Nhân cách, sự nghiệp vĩ đại của Người là nguồn cảm hứng bất tận cho tác phẩm nghệ thuật, thi ca, phim ảnh chân thực, sống động; như nhạc sĩ Ewan MacColl (Anh) đã viết trong Bài ca Hồ Chí Minh nổi tiếng hiện nay rằng: “Có những con người sống mãi với thời gian - Hồ Chí Minh”.
Công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch đã đưa Người lên địa vị người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng kiệt xuất, nhà lý luận sáng tạo, nhà thực hành kiểu mẫu, nhà chiến lược, nhà tổ chức thiên tài, nhà giáo dục, nhà văn hoá kiệt xuất, trở thành một “huyền thoại” của cách mạng Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Nhân loại đang trên hành trình của thiên nhiên kỷ mới, luôn có những vận động không ngừng, nhưng di sản có giá trị bền vững của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng kỷ nguyên phát triển phồn vinh, hùng cường của dân tộc Việt Nam.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Di sản của Người sống mãi và tiếp tục khích lệ hàng triệu người trên thế giới, những người yêu chuộng tự do và bình đẳng thật sự giữa các dân tộc không phân biệt màu da, chủng tộc và tôn giáo”.
Hồ Chí Minh sống mãi với dân tộc Việt Nam và bầu bạn quốc tế: N.VENTKARATAMA,(Ấn Độ), ngày 25/4/1991
TS. Lê Trung Kiên - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
baophutho.vn Học tập và làm theo Bác, nhiều cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Đất Tổ đã nỗ lực rèn luyện, học tập và làm việc, trở thành những “bông hoa...
baophutho.vn Bác Hồ kính yêu đã từng căn dặn: “Món quà quý nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, cùng...
Chiều 16/5, Báo Nhân Dân trang trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Chúng ta học ở Người tấm gương và kinh nghiệm nâng cao dân trí để khơi nguồn tri...
baophutho.vn Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những giá trị đặc sắc, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và tâm hồn cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại. Phong...
baophutho.vn Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào được biết đến là “Thủ đô Khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến”- nơi gắn liền với những năm tháng...
baophutho.vn Thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,...
baophutho.vn Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí...
Những năm qua, Trường THCS Bản Nguyên, huyện Lâm Thao đã không ngừng phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
baophutho.vn Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Đảng bộ...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhiều lần, trong các bài viết, trong các bài nói chuyện, Người đã nhắc nhở cán bộ,...
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ...