{title}
{publish}
{head}
Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 là mục tiêu của đề án mà Sở Du lịch trình UBND tỉnh để triển khai trong thời gian tới đây.
Thế mạnh du lịch Bắc Hà
Xã Bản Phố là một trong những điểm du lịch cộng đồng có tiếng của huyện Bắc Hà. Những năm gần đây, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến xã ngày càng tăng. Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã Bản Phố cho biết, Bản Phố được huyện quy hoạch thành vùng trọng điểm về du lịch, do đó xã xác định phát huy những tiềm năng lợi thế là bản sắc văn hóa của người Mông để phát triển. Hiện xã đã có các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, làng nghề truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng. Đặc biệt, địa phương bảo tồn văn hóa người Mông gắn với phát triển du lịch theo các nghị quyết của tỉnh, của huyện... Đến năm 2023, xã đã vượt kế hoạch về đón khách du lịch tới tham quan với hơn 55.000 lượt/năm. Bản Phố đang xây dựng làng văn hóa du lịch bền vững với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc để thu hút du khách.
Bắc Hà là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh với khí hậu trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, có giá trị khai thác như động Thiên Long (xếp hạng là danh thắng cấp quốc gia); núi Cô Tiên, xã Tà Chải; hang Tiên, xã Bảo Nhai; núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà; rừng già xã Bản Liền; rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư; rừng gỗ nghiến Cốc Ly... phù hợp với các hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá.
Dinh Hoàng A Tưởng đang được trùng tu để phục vụ du khách tham quan.
Huyện còn có tài nguyên về du lịch văn hóa gắn với di sản văn hóa được xếp hạng, ghi danh gồm 4 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia: Dinh thự Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà, đền Trung Đô, động Thiên Long và 1 di tích được xếp hạng cấp tỉnh là di tích đồn Bắc Hà. Bắc Hà còn có 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của các dân tộc, trong đó “Nghi lễ kéo co dân tộc Tày, Giáy”, “Thực hành Then Tày, Nùng, Thái” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Huyện Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độc đáo, đặc biệt chợ phiên Bắc Hà đã từng được bình chọn là 1 trong 10 chợ phiên độc đáo nhất Đông Nam Á và khu vực châu Á. Huyện cũng gìn giữ các nghề thủ công truyền thống như nấu rượu ngô, may trang phục truyền thống bản địa của đồng bào Mông, Dao; làm cốm, đan nón lá, làm đàn tính, làm gậy sinh tiền, làm khèn Mông... có giá trị trong phát triển du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch trải nghiệm, trình diễn dân gian phục vụ du khách.
Bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết: Bắc Hà đang phát triển bằng nội lực, phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và là đột phá của huyện. Giai đoạn 2018 - 2023, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Bắc Hà đạt bình quân 10,2%/năm. Đến năm 2023, lượng khách đạt 650.000 lượt. Huyện đang triển khai nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác thương hiệu “Cao nguyên trắng Bắc Hà”. Theo đó, huyện xây dựng sản phẩm chợ “Chủ nhật trên cao nguyên” và sản phẩm “Ký ức đêm trắng Bắc Hà”; tổ chức các lễ hội văn hóa và phát triển du lịch nông nghiệp, cảnh quan, du lịch thể thao tổng hợp như đua ngựa, leo núi... Bắc Hà cũng đang thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hướng tới có những dịch vụ chất lượng cao nhất.
Phát triển du lịch mang tính tổng thể có “tầm nhìn”
Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai nhấn mạnh: Bắc Hà hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên những tiềm năng này đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả để khẳng định vị thế du lịch huyện Bắc Hà trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch tỉnh nói riêng. Do đó, Bắc Hà cần có những định hướng và giải pháp đồng bộ để bứt phá phát triển du lịch bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ “phát triển không gian du lịch mới tại Bắc Hà hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt” theo Nghị quyết 11 ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, huyện Bắc Hà cần có định hướng phát triển du lịch mang tính tổng thể được xây dựng có tính “tầm nhìn” chiến lược với khát vọng xây dựng Bắc Hà trở thành khu du lịch quốc gia.
Như vậy, Đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 được triển khai sẽ đặt ra các vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Từ nay đến năm 2030 phải xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao và đặc sắc trên cơ sở phát huy giá trị cốt lõi của du lịch Bắc Hà; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu điểm đến Bắc Hà gắn với các điểm du lịch, tài nguyên, sản phẩm du lịch mang tính đại điện, độc đáo và ấn tượng về du lịch Bắc Hà; tập trung nâng cấp và xây dựng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đồng bộ theo tiêu chuẩn du lịch ASEAN, gồm: Khách sạn xanh ASEAN, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) ASEAN, dịch vụ spa ASEAN, nhà vệ sinh công cộng ASEAN...
Bên cạnh đó là đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đến các điểm du lịch của huyện và xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, hấp dẫn cho du lịch huyện về: Thu hút đầu tư nguồn lực phát triển du lịch; hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch, ứng dụng nền tảng công nghệ số và lồng ghép với quảng bá du lịch tỉnh để giới thiệu du lịch Bắc Hà rộng rãi tới công chúng...
Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 Bắc Hà sẽ đón 1 triệu lượt khách du lịch; đến năm 2030 sẽ đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 5.200 tỷ đồng. Tỷ trọng du lịch trong tổng sản phẩm của huyện chiếm khoảng 27 - 28%; cơ sở lưu trú đạt khoảng 7.400 buồng; lao động ngành du lịch đạt khoảng 33.300 lao động, trong đó 11.100 lao động trực tiếp.
Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho rằng, để đạt mục tiêu trên, trước hết phải tái cấu trúc lại sản phẩm du lịch Bắc Hà theo hướng làm mới sản phẩm đã được hình thành thương hiệu, xây dựng, định vị sản phẩm đặc sắc, khác biệt, hấp dẫn, mang đẳng cấp có tính cạnh tranh cao với khu vực.
TK (Theo baolaocai.vn)
Lễ cầu an, Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Tỉnh Quảng Ngãi có 2 di sản vừa được Bộ VH-TT&DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) và nghệ thuật trang...
Phát triển làng nghề trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả gắn với du lịch nông nghiệp tại huyện Đông Hưng (Thái Bình) đang được xem là hướng đi mới, mang lại lợi ích kép cho cả...
Theo dự kiến, trước thềm Tết Nguyên đán 2025, từ ngày 8 đến 12-1-2025 sẽ diễn ra Lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách” tỉnh Bến Tre.
Để khám phá TP Quy Nhơn (Bình Định) ở một góc nhìn khác, yên tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn, bạn có thể đến với cà phê The Sound Quy Nhơn. Để đến quán, từ trung tâm thành phố, bạn di...
Với không gian rộng lớn, khí hậu mát lạnh, nguyên sơ, khu rừng pơ mu ở xã Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) là một điểm đến thú vị cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên.
Ngày hội Pay Tái năm 2024 xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái sẽ được tổ chức vào ngày 10 - 11/8 (tức mùng 7, 8 tháng 7 âm lịch).
Xã đảo Tam Hải (Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đang đón “làn sóng” khách du lịch vào dịp cuối tuần. Bởi cùng với không gian làng biển đang được làm mới, nơi đây đã có nhiều hơn các...
Nói du lịch miệt vườn, đôi khi cũng không cách xa thị thành cho lắm. Chỉ cần bài trí một không gian xanh với những góc view đậm chất thôn dã thì người ta đã mặc định đến đó là...
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã thực hiện số hóa dữ liệu hình ảnh và đưa vào hoạt động tại Khu du lịch Chùa Hương, Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Khu du lịch văn hóa sinh thái...
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc lập chốt kiểm soát tuần tra, xử lý trên đường, Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự Công an thành phố Lạng...
Đến với Khu du lịch Tam Đảo, du khách có thể dễ dàng bắt gặp nhiều địa điểm check-in hấp dẫn với những điểm view cực kỳ độc đáo để thỏa sức ngắm cảnh và săn mây. Một trong...