
{title}
{publish}
{head}
Du lịch cộng đồng không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân hiện nay. Phát triển du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh Cao Bằng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 7 điểm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng đang được khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như: Điểm du lịch cộng đồng dân tộc Nùng Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Hòa); Bản dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc); Bản dân tộc Tày Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh); Bản dân tộc Tày, xóm Bản Giuồng, xã Tiên Thành (Quảng Hòa); Làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao Tiền xóm Hoài Khao (Nguyên Bình) và một số điểm du lịch tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như: Bản dân tộc Dao Tiền Nà Chắn, xã Hoa Thám (Nguyên Bình); trải nghiệm văn hóa của người Dao Giằng Thượng, Táp Ná (Hà Quảng)...
Du lịch cộng đồng có thể hiểu là mô hình du lịch mà cộng đồng dân cư là chủ thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho du khách và được chia sẻ các nguồn lợi do du lịch mang lại. Thông qua các hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, như: Lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa, bán quà lưu niệm địa phương..., du lịch cộng đồng đang là sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Để du lịch cộng đồng phát triển, các địa phương tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển du lịch theo mô hình bền vững, có trách nhiệm, bảo đảm cộng đồng vùng dân tộc thiểu số có quyền tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch, khai thác hợp lý tài nguyên, cảnh quan du lịch theo nguyên tắc khai thác gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; ưu tiên hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các bản, làng theo mô hình lưu trú homestay.
Tại làng Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) các gia đình trong làng đã cải tạo gầm nhà sàn, xây mới chuồng, di dời trâu bò ra khỏi gầm nhà sàn; xây nhà vệ sinh khép kín, bể bioga tận dụng khí đốt; xây dựng trung tâm thông tin, giới thiệu du lịch; đường đi bộ quanh làng, biển chỉ dẫn; tổ chức dạy thêu thổ cẩm, tham quan học tập kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, thành lập ban quản lý. Hay với dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) được hỗ trợ đầu tư các công trình vệ sinh khép kín, nhà văn hóa, tổ chức các lớp truyền dạy nghề truyền thống, trò chơi dân gian, tập huấn về du lịch cộng đồng, tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm.
Đồng bào dân tộc Dao Tiền, xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình) được đầu tư hỗ trợ đường đi lại trong làng, lựa chọn hỗ trợ xây dựng homestay, nhà văn hóa cộng đồng, bãi đỗ xe, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch,...
Phát triển du lịch cộng đồng góp phần giữ gìn văn hóa các dân tộc và nâng cao đời sống người dân.
Chị Lý Thị Vân, xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình) chia sẻ: Từ ngày được hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở, tập huấn nghiệp vụ du lịch, chúng tôi áp dụng vào thực tế để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, qua đó thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm ngày càng đông, đồng nghĩa với việc cuộc sống người dân có nhiều cải thiện.
Tại một số điểm du lịch cộng đồng như: Khuổi Ky (Trùng Khánh), xóm Bản Giuồng (Quảng Hòa), xóm Hoài Khao (Nguyên Bình)... vào dịp lễ, cuối tuần đón khoảng 200 - 400 lượt khách mỗi ngày. Tại các điểm du lịch, du khách có thể lựa chọn, thưởng thức nhiều loại trái cây, món ăn khác nhau, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân từ chính những đặc sản địa phương được giới thiệu đến du khách.
Du lịch cộng đồng đang ngày càng sôi động và thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương. Loại hình này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội mà còn giúp khai thác, phát huy, giới thiệu, bảo tồn, lưu giữ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản và bền vững vẫn đang là thách thức với nhiều địa phương. Một số điểm du lịch được bố trí kinh phí đầu tư nhưng hầu hết khi dự án kết thúc thì các điểm có hiện tượng trông chờ.
Công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch chưa được quan tâm thường xuyên và lâu dài do hạn hẹp về kinh phí hỗ trợ. Đường một số nơi chưa thực sự thuận tiện, hầu hết chưa có bãi đỗ xe ô tô riêng biệt, nhà vệ sinh công cộng và nhà trưng bày, đón tiếp khách. Khách lưu lại chưa lâu, chưa có nhiều doanh nghiệp tổ chức đoàn lớn đến các điểm du lịch này. Lượng khách chưa thường xuyên, chủ yếu là khách gia đình, khách lẻ, nhóm khách nhỏ. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất nông thôn và dịch vụ văn hóa, văn nghệ không diễn ra thường xuyên do lượng khách không đều...
TK (Theo baocaobang.vn)
Tọa lạc tại xã Đông Tiền Hải, đền Hưng Long (còn gọi là Hưng Long Linh Từ) là một công trình văn hóa tín ngưỡng độc đáo, gắn với truyền thuyết linh thiêng về Đức Thánh Hoàng...
Việc hợp nhất tỉnh Hải Dương với Hải Phòng không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy mà còn mở ra tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thành phố mới.
Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những...
Đồng Cao là một bình nguyên rộng, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nằm ở hai xã Phúc Sơn, Vân Sơn (Sơn Động). Mới đây, chúng tôi có dịp khám phá vùng đất xinh đẹp này và...
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”....
Ngành du lịch của tỉnh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới nhưng vẫn kế thừa và trên đà tăng trưởng cao ngay trong 6 tháng đầu năm 2025, theo đó, Bình Thuận đón hơn 6 triệu...
Sau sáp nhập tỉnh, không gian phát triển du lịch Tuyên Quang - Hà Giang được mở rộng không chỉ về địa lý mà còn về tầm nhìn chiến lược. Nơi đây sẽ trở thành một cực tăng trưởng...
Từ chỗ gần như không có gì về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như sản phẩm du lịch, 35 năm từ ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024), du lịch tỉnh Phú Yên đang từng ngày phát triển,...
Time Out giới thiệu chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng gần 1 giờ bay, Côn Đảo ở ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một quần đảo sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, làm say đắm lòng người.
Với cảnh quan hoang sơ, bờ biển đẹp, bãi cát phẳng, trải dài, những rặng phi lao ken dày tạo thành không gian xanh mát, bãi tắm Nhật Tân, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh...
Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng....
Bảo tàng Lâm Đồng được xây dựng nhằm trưng bày và lưu giữ các hiện vật, tư liệu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật... của tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, bên cạnh việc tìm hiểu và nghiên...