{title}
{publish}
{head}
Thị xã Mường Lay có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó trên 70% dân số là đồng bào dân tộc Thái, ngành Thái trắng. Trải qua quá trình sinh sống và phát triển, người Thái trắng ở Mường Lay vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, riêng biệt. Một trong số đó phải kể đến nghề đan mây tre làm ghế mây.
Ghế mây là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi mái nhà sàn dân tộc Thái trắng Mường Lay. Ghế mây còn vô cùng quan trọng trong đám cưới của đồng bào dân tộc Thái trắng Mường Lay. Bởi khi con gái lấy chồng, đồ cưới bắt buộc là đôi ghế mây, đôi cóng khẩu tượng trưng cho vợ chồng trẻ có đôi có cặp.
Nghề đan mây tre của người Thái trắng có từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình. Đây được coi là công việc lúc nông nhàn, đàn ông, đàn bà chia nhau cùng làm, cùng vun vén cuộc sống gia đình thông qua các vật dụng, sản phẩm thủ công gắn liền với đời sống hàng ngày. Để hoàn thiện một sản phẩm ghế mây cần nhiều công đoạn, như chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, tạo hình khuôn, chẻ vót thành sợi, hong khô... Nguyên liệu để làm chủ yếu là cây mây, cây giang bởi có độ mềm dẻo cao, khi được phơi khô, hong khô trên bếp sẽ bền, ít bị mối mọt.
Ghế mây cấu tạo gồm hai vành tròn cây song làm chân ghế, mặt ghế, được đục đẽo, nối nhau bằng 8 thanh gỗ trắc phòng ngừa mối mọt. Sau khi tạo khung ghế, người thợ thủ công sẽ tiến hành đan mặt ghế mây. Đây là công đoạn cần sự tỉ mỉ, kỳ công nhất, khoảng cách thường là 3 nan mây. Đối với một thợ lành nghề, một ngày không tính các công đoạn đục đẽo, chuẩn bị vật liệu, dựng khung, chỉ tính riêng đan mặt ghế, thợ thủ công chỉ có thể làm 3 chiếc. Mỗi chiếc tùy thuộc vào ghế thấp, ghế cao mà có mức giá khác nhau dao động từ 250.000 đồng - 350.000 đồng.
Hòa theo xu hướng hiện đại, các vật dụng hàng ngày dần bị thay thế, nghề truyền thống cũng ít người làm hơn nhưng không vì vậy mà việc đan ghế mây của người Thái trắng Mường Lay bị mai một. Tại TX. Mường Lay còn khá nhiều thợ thủ công mây tre đan vẫn miệt mài, tỉ mỉ tạo hình, chau chuốt các sản phẩm thủ công truyền thống. Mỗi vật dụng, mỗi đồ thủ công như nhuốm màu thời gian, là tinh hoa văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trắng nơi đây.
Nghề đan mây tre có từ lâu đời, được đồng bào sáng tạo, chế tạo theo cách thủ công, gắn liền với đời sống hàng ngày của bà con.
Các vật dụng vẫn thường dùng, có nhu cầu cao được các thợ lành nghề người Thái trắng tạo hình, đan lát chủ yếu là cóng khẩu, ghế mây.
Ghế mây không chỉ gắn bó trong đời sống hàng ngày mà còn gắn với phong tục cưới xin, ma chay của đồng bào dân tộc Thái trắng Mường Lay.
Để tạo ra một sản phẩm thủ công mây tre đan cần rất nhiều công đoạn, quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu, chủ yếu là cây song, cây mây được thu hái gác bếp, phơi nắng tăng tính dẻo dai, bền bỉ.
Ghế mây được chia làm nhiều công đoạn, trong đó phơi tái cây song, uốn cong tạo vành tròn mặt ghế, chân ghế đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mỉ của người thợ.
Cùng với đó là tước sợi mây, điểm khác biệt trong tước sợi, xe sợi mây của người Thái trắng Mường Lay là giữ nguyên phần cứng gồ ghề mặt ngoài, tạo sự đàn hồi, căng bóng, bền bỉ của sản phẩm thủ công.
Với sản phẩm mây đan, sau khi hong khô, tước sợi thì khi sử dụng sẽ được ngâm nhằm làm mềm vật liệu, tránh sợi mây khô, cứng bị giòn, gãy.
Kết nối giữa mặt ghế, chân ghế sẽ sử dụng 8 thanh gỗ có độ rộng 8cm - 10cm tùy thuộc vào yêu cầu của khách, gỗ được sử dụng là loại gỗ trắc, tránh sâu mọt, mối có thể làm hỏng.
Việc chẻ sợi đều bằng phương pháp thủ công, dựa vào lực tay, kinh nghiệm chẻ đều sợi mây dài 3 - 6 mét.
Thông thường với một người thợ lành nghề, không tính dựng khung, chẻ sợi... chỉ tính riêng đan mặt ghế mây thì một ngày tối đa có thể đan 3 mặt ghế.
Với mỗi sản phẩm ghế mây tùy thuộc vào độ cao, chi phí vật liệu, thời gian làm... để tính giá thành, trung bình 1 ghế mây có giá dao động từ 250.000 đồng - 350.000 đồng.
Trần Nhâm (Báo Điện Biên Phủ)
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ...
baophutho.vn 24 ngôi nhà nằm nép mình bên con đường uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng. Từng sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều...
baophutho.vn Tân Sơn là huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5%. Những năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ban, ngành, đoàn...
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sự phát triển KT – XH, duy trì nòi giống cũng như đạo đức xã hội. Từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình trạng...
baophutho.vn Từ ngày 1/7/2024, cùng với cả nước, tỉnh Phú Thọ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế- xã hội (KT-XH) của 53 dân tộc...
Không cầu kỳ, nhiều màu sắc và họa tiết hoa văn như các bộ trang phục dân tộc khác, áo dài chàm truyền thống của phụ nữ dân tộc Tày gần như chỉ có một màu chàm đơn giản. Bộ áo...
baophutho.vn Khả Cửu là xã miền núi của huyện Thanh Sơn, có 1.130 hộ với 5.060 nhân khẩu, sinh sống ở 14 khu dân cư, trong đó 86% dân số là đồng bào dân tộc...
Qua những sản phẩm búp bê nhỏ xinh với trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc, tuổi trẻ Xín Mần đã gửi gắm tâm tư, tình cảm và tuyên truyền lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, các huyện vùng cao, biên giới tỉnh
Là người con dân tộc Mông sinh ra, lớn lên ở vùng cao Xín Mần, Hà Giang, gắn bó với thanh âm quen thuộc của tiếng khèn Mông dìu dặt, vang vọng, Sùng Minh Thành mang trong mình...
Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn,...
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao...