{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được cả hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả. Các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi căn bản diện mạo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Công an xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn tuyên truyền cho người dân về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Đầu tư, hỗ trợ các vùng khó khăn
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đã giúp giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ổn định dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào, hướng đến mục tiêu từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ngay từ khi triển khai, Chương trình luôn nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Thanh Sơn là huyện miền núi có 32 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 61,5% chủ yếu là người Mường và người Dao. Thời gian qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai đã phát huy hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đối tượng. Đồng chí Đỗ Thị Phương Hoa - Trưởng phòng Dân tộc huyện Thanh Sơn cho biết: Đồng bào các dân tộc thiểu số cơ bản chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tham gia các phong trào, hoạt động chung của địa phương. Sáu tháng đầu năm 2023, các chương trình mục tiêu Quốc gia và các chính sách khác đã được phân bổ vốn, triển khai thực hiện, góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được duy trì ổn định.
Đặc biệt, công tác triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, phát huy hiệu quả tốt. Huyện đã triển khai thực hiện Tiểu dự án ba “Hỗ trợ việc làm bền vững” thuộc Dự án bốn “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững”. Gần 1.000 người lao động, học sinh, sinh viên đến từ 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham dự sàn giao dịch việc làm huyện Thanh Sơn năm 2023. Thực hiện Tiểu dự án một “Nâng cao năng lực thực hiện chương trình” thuộc Dự án bảy “Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình” thông qua tổ chức bốn hội nghị nâng cao năng lực cho 692 cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở các xã: Sơn Hùng, Địch Quả, Giáp Lai, Thạch Khoán, Tất Thắng, Cự Đồng, Thắng Sơn, Văn Miếu, Tân Minh, Võ Miếu...
Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền- Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh: Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện tích cực, chủ động trong công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc một cách toàn diện; triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn.
Sáu tháng đầu năm 2023, ngoài các chính sách thuộc ba chương trình mục tiêu Quốc gia, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh đang được thụ hưởng bốn chính sách với tổng kinh phí được phân bổ trong năm 2023 là 1.603 triệu đồng, đến hết tháng 6/2023 đã giải ngân được 1.202 triệu đồng, trong đó ba chương trình đã giải ngân được 100%. Điển hình là chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS, với tổng số 565 người có uy tín, nguồn kinh phí là 838 triệu đồng, đã giải ngân 437 triệu đồng; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025”, nguồn kinh phí đã giải ngân 100%; Đề án “Hỗ trợ hoạt động Bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS”, nguồn kinh phí 270 triệu đồng, đã giải ngân 100%. Chương trình về Phòng, chống tội phạm về ma túy; Phòng, chống mại dâm, mua bán người; Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, nguồn kinh phí 270 triệu đồng, đã giải ngân 100%...
Người dân xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn vui mừng khi con đường vào bản được cứng hóa phục vụ nhu cầu đi lại và cuộc sống của người dân.
Nỗ lực vươn lên
Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập. Trong đó, một số văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung thuộc Chương trình của các bộ, ngành Trung ương ban hành còn chậm và chưa cụ thể, thống nhất dẫn đến việc tổ chức còn gặp nhiều vướng mắc. Khả năng huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS và miền núi còn khó khăn; việc lồng ghép các nguồn lực tuy đạt khá nhưng vẫn còn phân tán, hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển chưa thực sự bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nơi vẫn còn duy trì tập quán canh tác cũ, chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sản xuất nông - lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng, sản xuất hàng hóa còn hạn chế. Tiểu thủ công nghiệp tuy có phát triển nhưng còn khó khăn về thị trường tiêu thụ, chưa khai thác tốt tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nhân công tại địa phương.
Điển hình như huyện Tân Sơn là địa phương có tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm tới 83,5%. Giai đoạn một từ năm 2021-2025, tổng vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện là trên 300 tỉ đồng. Với xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ hộ nghèo cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Sau thời gian triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia, diện mạo của Tân Sơn tiếp tục có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia còn một số khó khăn như: Địa bàn rộng, đối tượng nhiều, các dự án cũng nhỏ lẻ, manh mún quy định với nhiều định mức, nhiều chính sách khác nhau; đội ngũ cán bộ thực hiện các chương trình còn thiếu và hạn chế về năng lực; tiến độ triển khai một số dự án thuộc chương trình chậm; một số quy trình, thủ tục triển khai theo các quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; khả năng tiếp nhận chính sách hỗ trợ của đồng bào DTTS còn hạn chế; tâm lý của người DTTS không muốn xa nơi cư trú, ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động...
Theo Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Huyền, những tháng cuối năm 2023, Phú Thọ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc giải ngân thực hiện các dự án, quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án dành cho đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn, trọng tâm là các xã, thôn bản vùng cao thuộc huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn.
Để tiếp tục mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó đặt mục tiêu 100% xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông hóa; trên 80% thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm 2%/năm, phấn đấu trên 54% số xã và 50% thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn...
Tuy nhiên để Chương trình mục tiêu Quốc gia đảm bảo được tiến độ, kế hoạch và hiệu quả cần có sự đồng lòng, chung sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phát huy nội lực, có ý chí, khát vọng vươn lên tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, không mê tín, dị đoan và loại bỏ những hủ tục lạc hậu đồng thời thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS, chủ động nắm bắt tình hình các địa bàn nhạy cảm về an ninh trật tự không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp; giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc... bảo đảm chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hương My
baophutho.vn Viện KSND huyện Tân Sơn phối hợp cùng Ban điều hành Dự án 8 của huyện vừa tổ chức tập huấn hướng vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo...
baophutho.vn 72 năm tuổi đời, 44 năm tuổi Đảng, ông Hà Văn Nấp - già làng, người có uy tín khu Văn Tân, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn luôn gương mẫu đi đầu...
Là người con dân tộc Mông sinh ra, lớn lên ở vùng cao Xín Mần, Hà Giang, gắn bó với thanh âm quen thuộc của tiếng khèn Mông dìu dặt, vang vọng, Sùng Minh Thành mang trong mình...
Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn,...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện đã trở...
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao...
Đan võng từ vỏ cây ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) là một nghề thủ công đặc trưng, biểu hiện cho nét văn hóa độc đáo lâu đời của người dân xã đảo.
Đàn Chapi là nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Raglay ở huyện miền núi Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận. Cây đàn Chapi đã gắn bó với cộng đồng người Raglay qua nhiều thế hệ, trở...
Những năm qua, cùng với chăm lo phát triển kinh tế, người Dao ở thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh (Yên Sơn-- Tuyên Quang) luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếng nói,...
baophutho.vn Huyện miền núi Tân Sơn có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 83% dân số. Địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, trình độ...
Hạ tầng giao thông được coi là “huyết mạch”, là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã dành nhiều nguồn lực...
Hải Dương là vùng đất có nhiều trò chơi dân gian truyền thống, được người dân giữ gìn và ngày càng phát triển, lan tỏa rộng rãi. Thế nhưng đến nay mới chỉ có pháo đất ở xã...