{title}
{publish}
{head}
Nhiều năm nay, mỗi khi có mưa lớn nơi thượng nguồn là dòng suối Thân chảy qua đập tràn Suối Cái (xã Đồng Sơn huyện Tân Sơn) lại dâng cao, chảy xiết. Không thể qua lại, người dân bị cô lập với bên ngoài. Người ốm đau không được đưa đi chữa trị kịp thời. Hàng hóa không lưu thông. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn...
Mỗi lần mùa lũ về, đập Suối Cái bị ngập khiến người dân nơi đây rất vất vả khi qua lại.
Mong ước lớn nhất của bà con nơi đây là có một cây cầu kiên cố để không còn lo lắng mỗi khi lũ về, yên tâm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế- xã hội. Thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của người dân, tháng 9/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Tân Sơn (chủ đầu tư) đã khởi công xây dựng cầu vượt lũ Suối Cái. Công trình được thiết kế bao gồm phần cầu bê tông cốt thép và đường giao thông, có tổng mức đầu tư 12,5 tỷ đồng; dự kiến đến tháng 7/2024 sẽ hoàn thành và thông xe đưa vào sử dụng.
Công trình cầu Suối Cái đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, dự kiến tháng 7/2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Chúng tôi có mặt tại xã Đồng Sơn vào đầu mùa khô, khi những “con nước” nhỏ từ đồi Mới, đồi Đuông nhẹ nhàng lách qua những phiến đá, hiền hòa chảy ra sông lớn; cũng là lúc những mố cầu vượt lũ Suối Cái dần hình thành. Chủ tịch UBND xã Hà Thanh Giáp chia sẻ: Năm nào cũng vậy, mỗi khi mùa mưa đến nước dâng cao rất nhanh, chảy xiết, mặt đập Suối Cái ngập sâu khoảng hơn 1m, người và các phương tiện giao thông đều không thể qua lại được. Thời điểm nào nước rút nhanh thì cũng khoảng một đến hai ngày sau bà con mới có thể qua lại bình thường. Hôm nào đập bị ngập sâu, hàng trăm hộ sinh sống ở bên này bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài, không chỉ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của nhân dân mà nhiều học sinh cũng phải nghỉ học. Nhà nào không may có người ốm đi cấp cứu thì phải đóng bè vượt lũ...
Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cầu Suối Cái hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ giúp bà con đi lại thuận tiện, đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ cứu hộ, cứu nạn; đồng thời góp phần đảm bảo an sinh, tạo thêm động lực, niềm tin để người dân yên tâm lao động, sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Thúy Hằng
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Qua những sản phẩm búp bê nhỏ xinh với trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc, tuổi trẻ Xín Mần đã gửi gắm tâm tư, tình cảm và tuyên truyền lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, các huyện vùng cao, biên giới tỉnh
baophutho.vn Thời gian qua, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được cả hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả. Các...
Là người con dân tộc Mông sinh ra, lớn lên ở vùng cao Xín Mần, Hà Giang, gắn bó với thanh âm quen thuộc của tiếng khèn Mông dìu dặt, vang vọng, Sùng Minh Thành mang trong mình...
Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn,...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện đã trở...
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao...
Đan võng từ vỏ cây ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) là một nghề thủ công đặc trưng, biểu hiện cho nét văn hóa độc đáo lâu đời của người dân xã đảo.
Đàn Chapi là nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Raglay ở huyện miền núi Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận. Cây đàn Chapi đã gắn bó với cộng đồng người Raglay qua nhiều thế hệ, trở...
Những năm qua, cùng với chăm lo phát triển kinh tế, người Dao ở thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh (Yên Sơn-- Tuyên Quang) luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếng nói,...