{title}
{publish}
{head}
Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.
Người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) truyền dạy cho con cháu nghề vẽ sáp ong, dệt thổ cẩm.
Bà con người Dao tại xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) lưu giữ nếp nhà truyền thống.
Trên địa bàn huyện Đà Bắc, bà con dân tộc Dao sinh sống tập trung ở một số xã như: Toàn Sơn, Cao Sơn, Vầy Nưa, Tú Lý. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con dân tộc Dao đã thay đổi rõ rệt. Có dịp về xóm Lau Bai, nơi sinh sống của hơn 30 hộ dân người Dao tại xã Vầy Nưa mới thấy rõ sự thay da, đổi thịt ở bản làng này. Gần 7 năm trước, bản Dao lao đao vì thiên tai khi cả xóm đứng trước nguy cơ sạt lở cao nên buộc di rời khẩn cấp đến nơi ở mới. Đi qua năm tháng khó khăn nhất, đến nay đời sống của người dân ở xóm Lau Bai đã ổn định với đường giao thông được cứng hoá, lưới điện quốc gia kéo đến tận các hộ dân.
Bí thư Chi bộ xóm Lau Bai Lý Quang Hoàng cho biết: Hiện nay, xóm phát triển nghề trồng rừng, nuôi cá lồng nên kinh tế của bà con đã ổn định hơn . Với vị trí tiếp giáp khu vực lòng hồ Hoà Bình, Lau Bai hướng tới phát triển du lịch. Trong xóm đã có hộ phát triển nuôi cá lồng kết hợp làm nhà thuyền để đón khách tham quan. Dù cuộc sống đã ổn định, hầu hết các gia đình đều làm nhà xây kiên cố nhưng xóm luôn quyết tâm giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lâu đời. Điều này thể hiện qua cách bố trí bàn thờ tổ tiên trong mỗi căn nhà, mặc trang phục truyền thống trong những ngày trọng đại. Bên cạnh đó là việc tổ chức lễ cấp sắc, gìn giữ nghề nhuộm vải và dệt thổ cẩm, hát páo dung.
Nếu như Lau Bai đang hướng tới phát triển du lịch thì từ lâu xóm Sưng, xã Cao Sơn – nơi sinh sống của trên 70 hộ dân dân tộc Dao đã trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng của huyện Đà Bắc. Việc còn lưu giữ được những phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, cuốn hút du khách. Ông Lý Văn Nghĩa, Trưởng xóm Sưng cho biết: Năm 2017, với sự giúp đỡ của tổ chức AOP, người dân trong xóm bắt tay làm du lịch cộng đồng. Lợi thế của xóm là cảnh sắc hoang sơ và những nét văn hoá đặc sắc vẫn còn lưu giữ. Kể từ khi du lịch phát triển, đời sống, thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt. Để thu hút du khách, xóm tiếp tục khôi phục những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
Nhuộm chàm, vẽ sáp ong, dệt thổ cẩm là những nghề truyền thống của bà con người Dao ở xóm Sưng đã được khôi phục, tạo thành sản phẩm du lịch trải nghiệm độc đáo cho du khách. Chị Lý Thị Thiên, xóm Sưng chia sẻ: Khách du lịch rất thích được trải nghiệm các công đoạn tạo nên một bộ trang phục truyền thống. Bản thân chúng tôi cảm thấy tự hào khi được giới thiệu văn hoá của dân tộc mình cho du khách trong và ngoài nước. Điều này không chỉ giúp bảo tồn văn hoá của dân tộc, mà còn phát triển du lịch, đem lại thu nhập ổn định hơn.
Truyền dạy chữ Nôm - Dao, chữ viết của dân tộc Dao cho thế hệ trẻ cũng đang được những vị cao niên ở xóm Sưng chú trọng. Ông Lý Văn Hềnh, người truyền dạy chữ Nôm - Dao nhấn mạnh rằng, việc dạy chữ Nôm - Dao không chỉ giúp con cháu biết về chữ viết, mà còn hiểu văn hóa của dân tộc mình cũng như đạo lý làm người. Từ đó có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nền tảng để phát triển du lịch cộng đồng.
Thời gian qua, huyện Đà Bắc đã hỗ trợ người dân ở xóm Sưng cũng như các bản du lịch cộng đồng khác các kỹ năng làm du lịch. Trong đó, tập trung khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người Dao và các dân tộc khác trên địa bàn huyện.
Viết Đào/Báo Hoà Bình
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện đã trở...
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao...
Đan võng từ vỏ cây ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) là một nghề thủ công đặc trưng, biểu hiện cho nét văn hóa độc đáo lâu đời của người dân xã đảo.
Đàn Chapi là nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Raglay ở huyện miền núi Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận. Cây đàn Chapi đã gắn bó với cộng đồng người Raglay qua nhiều thế hệ, trở...
Những năm qua, cùng với chăm lo phát triển kinh tế, người Dao ở thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh (Yên Sơn-- Tuyên Quang) luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếng nói,...
baophutho.vn Huyện miền núi Tân Sơn có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 83% dân số. Địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, trình độ...
Hạ tầng giao thông được coi là “huyết mạch”, là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã dành nhiều nguồn lực...
Hải Dương là vùng đất có nhiều trò chơi dân gian truyền thống, được người dân giữ gìn và ngày càng phát triển, lan tỏa rộng rãi. Thế nhưng đến nay mới chỉ có pháo đất ở xã...
Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những...
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất đã để lại cho đất nước ta, nhân dân ta một di sản văn hóa vô giá đó là Khu di tích Chủ tịch...