Cập nhật:  GMT+7

Chuyển biến trong công tác dân số vùng cao

Huyện miền núi Tân Sơn có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 83% dân số. Địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của người dân còn khó khăn... khiến nhận thức về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) còn nhiều hạn chế.

Chuyển biến trong công tác dân số vùng cao

Cán bộ dân số xã Tân Sơn tuyên truyền biện pháp tránh thai cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thời gian qua Trung tâm Y tế huyện đã vận dụng linh hoạt các chính sách dân số cho vùng đồng bào dân tộc miền núi, thực hiện nhiều giải pháp góp phần quan trọng xóa bỏ nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, thay đổi tư tưởng trọng nam khinh nữ... của đồng bào DTTS nơi đây.

Dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển công tác dân số trên địa bàn huyện đó là khi Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới được ban hành. Công tác dân số của huyện đã chuyển trọng tâm từ Dân số - KHHGĐ sang Dân số và Phát triển, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trung tâm Y tế huyện đã chú trọng tham mưu cho cấp ủy triển khai các giải pháp về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, nhiều mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số của huyện đã được mở rộng triển khai và đạt được những kết quả tích cực như: Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

Chuyển biến trong công tác dân số vùng cao

Người cao tuổi xã Minh Đài đăng ký khám sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh tật, góp phần nâng cao tuổi thọ.

Bác sĩ CKI Đỗ Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: “Huyện đã triển khai đồng thời nhiều chiến dịch truyền thông như lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ đến vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao; truyền thông về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh... tại 17/17 xã với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”. Theo đó, đội ngũ cộng tác viên dân số đã tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn về SKSS/KHHGĐ bằng các hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân. Khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng hãy dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong cộng đồng”. Nhờ đó, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn huyện những năm gần đây có chiều hướng giảm. Toàn huyện có 114/172 khu dân cư không có người sinh con thứ ba, trong đó khu Hòa ở xã Tân Sơn và khu Chiềng ở xã Thạch Kiệt kiên trì giữ vững kết quả 30 năm không có người sinh con thứ ba trở lên. Trên 92% thanh niên được tư vấn trước khi kết hôn. Đến nay, huyện không có trường hợp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Trên 81% người cao tuổi được khám sức khoẻ định kỳ và tỉ lệ phụ nữ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 93% so với chỉ tiêu kế hoạch.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung toàn tỉnh, chất lượng dân số trên địa bàn huyện vẫn còn những bất cập. Dân số trong độ tuổi lao động tuy đông, nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Mức sinh chưa ổn định. Chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện, song vẫn còn thấp. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tỉ lệ bé trai vẫn cao so với mức bình quân của cả nước. Việc khai thác lợi thế của thời kỳ dân số vàng chưa được tận dụng tối đa...

Sau sáp nhập, đến nay huyện Tân Sơn có 17 cán bộ chuyên trách hoạt động công tác DS-KHHGĐ và hơn 200 cộng tác viên dân số kiêm nhiệm y tế thôn bản. Nhằm dần tháo gỡ khó khăn, thời gian tới, Trung tâm Y tế huyện sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số triển khai vận dụng linh hoạt các chính sách ưu tiên đầu tư của Đảng, Chính phủ đặc biệt là việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 để thực hiện có hiệu qủa công tác dân số. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, rút ngắn khoảng cách về điều kiện sống giữa đồng bào miền núi với đồng bằng.

Hồng Nhung


Hồng Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới
2024-11-22 15:33:00

baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo
2024-08-02 17:13:00

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những...

Hát Then nét văn hóa đặc sắc của người Tày

Hát Then nét văn hóa đặc sắc của người Tày
2024-07-30 09:03:00

Đồng bào dân tộc Tày chiếm khoảng 50% dân số huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, nghi lễ hát Then không chỉ thể hiện đời...

Nậm So khởi sắc

Nậm So khởi sắc
2024-07-26 09:37:00

Nậm So - bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với 100% dân số là đồng bào dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời...

Người giữ nghề làm khèn Mông ở Suối Tọ

Người giữ nghề làm khèn Mông ở Suối Tọ
2024-07-23 09:38:00

Với niềm đam mê dành cho khèn Mông, ông Thào A Vang, bản Bắc Bẹ B, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã duy trì làm khèn từ nhiều năm nay, góp phần giữ gìn và phát huy...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long