{title}
{publish}
{head}
Đường hoa Nguyễn Huệ là một trong những công trình văn hóa đặc trưng của TP Hồ Chí Minh vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, là nơi trưng bày, triển lãm những tác phẩm nghệ thuật hoa tươi, cây cảnh...
Linh vật Rồng ở cổng kết gắn với biểu tượng Thành phố mang tên Bác.
Tối ngày 7/2 (nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão), Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024, với chủ đề “Xuân yêu thương, Tết sum vầy” do Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) phối hợp Sở Ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp tổ chức đã chính thức khai mạc và phục vụ khách thưởng lãm.
Dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương cùng các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ văn ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Đường hoa Nguyễn Huệ là một trong những công trình văn hóa đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, là nơi trưng bày, triển lãm những tác phẩm nghệ thuật hoa tươi, cây cảnh, tiểu cảnh, tượng, phù điêu... mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tinh thần thời đại.
Năm nay, không gian Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 cũng tiếp tục được tô điểm bởi những tác phẩm trưng bày, cắm hoa nghệ thuật đặc sắc đến từ các cơ quan đại diện Lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh của các nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hà Lan, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc...
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 còn có một số nét độc đáo mới lạ như chiều dài linh vật Rồng vượt 100m, hay lần đầu tiên xuất hiện 9 cây hoàng kim chế tác từ những nghệ nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, ứng dụng AR khi chụp ảnh trên Đường hoa giúp khách tham quan có được trải nghiệm thú vị khi quan sát và chụp ảnh Đường hoa thông qua app Seensio Go. AR để trải nghiệm ba đại cảnh chính của Đường hoa là cổng chào “Lưỡng Long Triều Liên,” đại cảnh “Thuyền Hoa Xuân” và cổng kết “Nhất Đại Thăng Long”.
Tại Lễ khai mạc, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024, cho biết trong năm 2023 vừa qua, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước phục hồi và hồi sinh một cách mạnh mẽ, toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, đời sống dân sinh, nhất là về du lịch. Trong bối cảnh đó, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân tăng cao trong dịp mừng Xuân mới. Công trình Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đó của người dân thành phố và du khách.
Để tạo nên thương hiệu riêng cho sắc thái Tết cổ truyền của Thành phố Hồ Chí Minh qua công trình Đường hoa, Lãnh đạo Chính quyền Thành phố ghi nhận vai trò đầu tàu của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) trong việc trực tiếp tổ chức thi thiết kế, quản lý thi công, cũng như huy động nguồn lực xã hội hóa từ cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cho công trình này. Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 là sự kết tinh của trí tuệ, tài năng và tâm huyết của các nghệ nhân, kỹ sư, công nhân...
Theo ông Dương Anh Đức, với quy mô lớn, ý tưởng độc đáo, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 hứa hẹn là điểm nhấn trong không gian văn hóa Tết Nguyên đán của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo người dân và du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn. Đặc biệt, Lễ khai mạc Đường hoa diễn ra trong không gian đại cảnh cổng chào được khắc họa qua hình tượng “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen) là linh vật của năm 2024, gợi nhắc truyền thống về câu chuyện lịch sử Rồng Tiên, rồng hạ nhân gian, điềm lành năm mới.
Đường hoa Nguyễn Huệ 2024 là Đường hoa lần thứ 21 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời sẽ mở màn cho chuỗi chương trình sự kiện Lễ hội Tết năm 2024 của thành phố. Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 mở cửa từ 19 giờ ngày 7/2/2024 (ngày 28 tháng Chạp Âm lịch) đến 21 giờ ngày 14/2/2024 (Mùng 5 Tết).
Nguồn TTXVN
Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.
Chợ phiên vùng cao từ lâu được biết đến là nơi giao thương và hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Mỗi phiên chợ cách nhau 5 ngày, những gian hàng thổ...
Ở miền Tây Nam bộ, có những làng hoa hình thành và phát triển đến nay đã hơn 100 năm, trong đó có làng hoa Mỹ Tho (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Dù lắm nỗi nhọc nhằn nhưng bà...
Vịnh Xuân Đài - Cảnh sắc trời ban
Du lịch huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với rất nhiều tiềm năng từ du lịch biển, đảo đến du lịch khám phá núi rừng. Trong năm 2023 địa phương đã bứt phá đón 1.455.620 lượt...
Trong những năm qua, Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đã dần hình thành nhiều loại hình du lịch sinh thái gắn với rừng. Du lịch từ rừng từng bước thu hút nhiều du...
Việc khai thác tiềm năng du lịch tâm linh, về nguồn gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, phát triển du lịch bền vững là một trong những hướng đi hiệu quả, góp phần tạo lợi thế cạnh...
Xác định rõ tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa là nguồn lực đặc biệt quan trọng, những năm qua, Ninh Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp...
Những ngày đầu năm 2024, vùng quê trù phú dưới chân chùa Hương Tích (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) được thay màu áo mới. Xã NTM kiểu mẫu Thiên Lộc đã sẵn sàng bước vào mùa lễ hội.
Đến Cao Bằng, du khách không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp, mà còn thu hút bởi những cọn nước bên dòng sông xanh biếc uốn lượn trải dài theo...
Với đặc thù và tiềm năng về thiên nhiên-văn hóa-lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đề ra quyết tâm xây dựng Hoa Lư-Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên...
Theo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di...