Cập nhật:  GMT+7

Khởi sắc nông nghiệp Tam Nông

Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK được xây dựng tại xã Tề Lễ

PTĐT- Để tìm hiểu kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp giữa nhiệm kỳ, những ngày tháng 4, các nhà báo, nhà văn chúng tôi có chuyến đi thực tế về với huyện Tam Nông. Sau 4 năm thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của huyện Tam Nông đã thực sự khởi sắc.

Huyện Tam Nông có diện tích trên 155km2, có 19 xã và một thị trấn. Tam Nông có tuyến giao thông liên tỉnh nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là có 3 con sông chảy qua địa bàn đã tạo nên những lợi thế tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhân dân Tam Nông có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời, lại có điều kiện giao lưu giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh nên nhanh chóng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới. Nhờ hội đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội nên huyện có những điều kiện thuận lợi nhất định để tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bám sát các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và huyện với quyết tâm đưa nông nghiệp nông thôn phát triển lên một bước mới, tháng 6 năm 2014 Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết 93-NQ/HU về tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp đến 2017, lấy đây là điểm tựa cho lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Huyện đã chỉ đạo quyết liệt các xã, từng bước tháo gỡ những khó khăn, trong đó tập trung tuyên truyền để thay đổi nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu, manh mún cố hữu trong cán bộ, đảng viên và người nông dân. Tính đến hết tháng 3-2018, toàn huyện đã thực hiện dồn đổi ruộng đất được 1.571,8/1.814,4ha, đạt 86,6% kế hoạch. Bình quân một thửa sau dồn đổi là 690,8m2 tăng gần 447m2 / thửa. Bình quân số thửa đất/hộ từ 5,72 thửa nay còn 1,82 thửa.

Sau dồn đổi ruộng đất nhiều xã đã tích tụ được diện tích canh tác để hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh trồng trọt ứng dụng cơ giới và công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa và chăn nuôi quy mô lớn ở hầu hết các xã trong huyện. Các xã như Hương Nộn, Vực Trường, Quang Húc, Tề Lễ, Tứ Mỹ, Thượng Nông, Hùng Đô, Thọ Văn, Tam Cường, Hồng Đà là những địa phương thực hiện dồn đổi, tích tụ được nhiều diện tích đất nông nghiệp. Những diện tích trồng lúa 1 vụ bấp bênh trước kia nay được chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.

Toàn huyện hiện có trên 40 trang trại với tổng diện tích 150ha. Đáng chú ý là đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích trên 100ha. Những cơ sở sản xuất có giá trị kinh tế cao trồng rau, quả, an toàn tiêu chuẩn VietGAP, trồng chuối xuất khẩu và cam canh, trồng rau sạch trong nhà kính, nhà màng ra đời ở Hương Nộn; trồng chuối Tây Thái Lan ở Thượng Nông, trồng ớt, măng Tây, chuối xuất khẩu ở Hồng Đà cho hiệu quả kinh tế rõ rệt và tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động tại chỗ. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi tập trung quy mô lớn (lợn hàng trăm ngàn con/năm và gà gần 10 ngàn con/năm) ở Tề Lễ, Quang Húc ngay trong giai đoạn đầu đã khẳng định hiệu quả. Điển hình như tập đoàn ĐTK nuôi 460 ngàn con gà thu 350 ngàn quả trứng/ngày. Công ty DABACO nuôi gần 2.500 con lợn giống, 800 ngàn con lợn thịt. Các đơn vị doanh nghiệp chăn nuôi khác như Công ty TNHH Minh Hiếu cũng có tới 700 đầu lợn nái, 1.000 con lợn thịt; trại chăn nuôi của bà Nguyễn Thúy Anh, ông Đàm Trung Thu có số đầu lợn vài ngàn con…

Bên cạnh các cơ sở sản xuất quy mô lớn, mô hình gia trại nuôi gà đồi cũng phát triển mạnh với khoảng 40 hộ, nuôi thả tập trung từ 8 - 10 ngàn con/lứa/hộ, thu nhập từ 2,2 - 2,3 tỷ đồng/năm. Điều đáng ghi nhận đó là phát triển chăn nuôi quy mô lớn song việc xử lý chất thải ở các cơ sở sản xuất đều được quan tâm, thực hiện một cách khoa học nên tuyệt nhiên không gây ô nhiễm môi trường.

Thu hái cà chua trồng trong nhà kính tại HTX rau quả công nghệ cao Liên Minh, khu 7, xã Hương Nộn

Theo chân đoàn cán bộ huyện, chúng tôi tới thăm cơ sở sản xuất của anh Đinh Văn Sơn ở khu 11, xã Hương Nộn. Nhờ tích tụ được ruộng đất, chàng trai tuổi Thân (sinh năm 1980) đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng trồng 23ha chuối và 5ha cam canh cho thu nhập gần tỷ đồng/ha/năm. Sản xuất kinh doanh có lãi anh đang tiếp tục mở rộng đầu tư trên diện tích gần chục ha trồng chuối ở Hồng Đà. Anh Hoàng Hữu Thiện (quê Văn Giang, Hưng Yên) - phụ trách kỹ thuật ở đây cho biết: Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với sinh trưởng của cây chuối Tây và cây cam canh. Một ha chuối đạt sản lượng 35 tấn, một ha trồng cam đạt sản lượng 25 tấn, rõ ràng đầu tư trồng chuối Tây, trồng cam có giá trị cao hơn nhiều so với trồng ngô, trồng lúa trước đây.

Cùng ở xã Hương Nộn, trên địa bàn khu 7, từ Cổ Tiết đi trên Quốc lộ 32a, ai cũng dễ dàng thấy hệ thống nhà lưới trồng rau quả ứng dụng công nghệ cao của HTX Liên Minh. Tuy mới đi vào sản xuất song HTX đã sớm cho thấy hiệu quả. Sản lượng rau quả các loại đạt từ 80-90 tấn/năm, cho nguồn thu từ 1,3- 1,5 tỷ đồng/năm. Chị Hán Thu Hồng cho biết chị cùng với hàng chục lao động người địa phương được chủ cơ sở trực tiếp chuyển giao kỹ thuật trồng rau quả trong nhà kính, nhà lưới. Chỉ trong thời gian ngắn các chị đã nắm bắt kỹ thuật cơ bản chăm sóc và thu hái, bảo quản rau quả. Sản phẩm chủ yếu ở đây là dưa và cà chua tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm hiện tại không đủ cung cấp cho nhu cầu của các nhà hàng khách sạn lớn. Chủ cơ sở đang tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Đình Thi - TUV, Bí thư Huyện ủy Tam Nông khẳng định: Nhờ dồn đổi ruộng đất thành công, các loại cây trồng vật nuôi có thế mạnh của huyện được đầu tư thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao. Đây là cơ sở để huyện cơ cấu lại kinh tế đúng định hướng, giảm tỷ lệ song vẫn đảm bảo tăng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Hết năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của huyện đạt 10,23%, giá trị tăng thêm đạt trên 476 tỷ đồng.

Những tháng đầu năm 2018, sản xuất nông nghiệp nói chung và ứng dụng công nghệ cao của huyện Tam Nông tiếp tục được giữ vững và phát huy, mở ra những triển vọng mới cho một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại.

Thăng Long


Thăng Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Vui sao cá nặng, lưới đầy

Vui sao cá nặng, lưới đầy
2018-05-19 07:43:14

PTĐT- Hạ tầng bảo đảm, người nuôi cá chủ động điều tiết nước và có điều kiện áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh nên năng suất thủy sản tăng. Thu nhập cao từ cá, cuộc sống của...

Võ Miếu tập trung phát triển kinh tế

Võ Miếu tập trung phát triển kinh tế
2018-05-18 07:27:37

PTĐT-Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có xuất phát điểm không cao. Thời gian qua, xã thực hiện nhiều giải pháp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo...

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số
2018-05-18 06:18:14

Quy mô của nền kinh tế số ngày càng tăng lên mạnh mẽ, từ năm 2016 chiếm chưa đầy 4% nền kinh tế toàn cầu, đến 2020 dự kiến chiếm 40%, tăng đến 10 lần - tốc độ tăng nhanh chóng.

Ngành Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu

Ngành Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu
2018-05-16 06:48:53

PTĐT - Nợ xấu được ví như cục “máu đông” làm tắc nghẽn “mạch máu” lưu thông của nền kinh tế. Từ năm 2012, việc xử lý nợ xấu đã được đẩy mạnh...

Đảm bảo điện cho sản xuất công nghiệp

Đảm bảo điện cho sản xuất công nghiệp
2018-05-12 08:18:24

PTĐT- Điện đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh. Đây không chỉ là yếu tố đầu vào, trực tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất, mà còn góp phần...

Thêm xanh rừng thiêng Đất Tổ

Thêm xanh rừng thiêng Đất Tổ
2018-05-12 08:17:35

PTĐT- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng có quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long