Cập nhật:  GMT+7

Võ Miếu tập trung phát triển kinh tế

Dịch vụ thương mại ngày càng phát triển ở Võ Miếu, đã giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa ngành nghề.

- Người dân lựa chọn hàng hóa tại cửa hàng thương mại Võ Miếu.

PTĐT-Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có xuất phát điểm không cao. Thời gian qua, xã thực hiện nhiều giải pháp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát huy lợi thế đồi rừng, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Cũng như các xã miền núi khác, đời sống người dân Võ Miếu chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Toàn xã có trên 3.000 hộ, trong đó có khoảng 2.500 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 80%. Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng sẽ tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã đã chủ động đề ra các giải pháp để phát triển, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước hướng tới tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác; tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia các lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh, thâm canh chè, gieo trồng cây vụ đông, kỹ thuật chăm sóc cây lâm nghiệp, phòng bệnh cho đàn vật nuôi, giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ, nâng cao đời sống.

Hiện nay, Võ Miếu là một trong những xã có diện tích chè lớn của huyện với khoảng 300ha. Chè được coi là cây xóa đói giảm nghèo và mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân nên người dân đã đầu tư thâm canh, chú trọng đến bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Nhiều đồi chè nhờ chăm sóc tốt đã cho năng suất cao gấp 1,5-2 lần so với trước. Để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, từ canh tác chè theo lối truyền thống, người dân có sự thay đổi rõ nét cả về tư duy và phương thức canh tác theo hướng an toàn. Trong chế biến từng bước thay thế các thiết bị thủ công lạc hậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng các thiết bị chế biến mới. Tại Võ Miếu đã hình thành làng nghề chế biến chè Thanh Hà với 103 hộ tham gia làng nghề. Các hộ làm nghề đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với nhiều máy móc hiện đại như máy vò, máy quay, máy hút chân không... góp phần giải phóng sức lao động, sản phẩm chè đa dạng, lợi nhuận cao và ổn định.

Ông Hoàng Xuân Thanh - Trưởng làng nghề cho biết: Theo định hướng phát triển kinh tế của xã, để cây chè phát triển bền vững, chúng tôi thực hiện sản xuất chè theo hướng an toàn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Vì vậy những năm gần đây, nhân dân đầu tư trồng mới, mở rộng diện tích chè, cải tạo thay thế các giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng các giống chè mới chất lượng cao và một số giống chè lai đặc sản như: Kim Tuyên, Bát Tiên... đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, các gia đình trồng, sản xuất chè trong làng nghề nói riêng và trên địa bàn xã nói chung đã ý thức được việc xây dựng thương hiệu chè an toàn, góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động.

Cùng với đó, nhiều mô hình mới trong nông nghiệp đã được nhân rộng như mô hình trồng nấm, nuôi ong lấy mật, chăn nuôi gà kết hợp với phát triển kinh tế đồi rừng. Kinh tế lâm nghiệp tạo nên sự đổi thay của Võ Miếu khi ngày càng có nhiều hộ biết khơi dậy tiềm năng to lớn của những cánh rừng, quả đồi. Ngoài những loại cây nguyên liệu giấy, xã đang mở rộng diện tích cây gỗ lớn và thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp; chú trọng phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp gắn với chế biến sau thu hoạch. Hiện nay, Võ Miếu có trên 10 cơ sở chế biến lâm sản, nhiều hộ phát triển kinh tế trang trại, kinh doanh dịch vụ cho thu nhập cao, tạo việc làm cho lao động ở địa phương. Xã cũng đã thực hiện có hiệu quả dự án chăn nuôi trâu bò thịt, bò lai chất lượng cao, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán công nghiệp, tăng giá trị sản phẩm, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 26 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo toàn xã còn dưới 10%.

Tuy nhiên, cũng giống như các xã miền núi khác, cơ sở hạ tầng của Võ Miếu nhìn chung còn yếu, đường trục thôn, xóm, ngõ tỷ lệ cứng hóa chưa đạt 50%; cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa còn hạn chế. Các yếu tố này đều cần kinh phí lớn trong khi thu nhập của người dân còn khiêm tốn nên huy động sức dân cũng chỉ ở mức độ nhất định. Khó khăn còn nhiều nhưng tin tưởng rằng khi kinh tế đã đi đúng hướng, thì những vấn đề trên sẽ sớm được khắc phục trong thời gian tới.

Nguyễn Huế


Nguyễn Huế

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số
2018-05-18 06:18:14

Quy mô của nền kinh tế số ngày càng tăng lên mạnh mẽ, từ năm 2016 chiếm chưa đầy 4% nền kinh tế toàn cầu, đến 2020 dự kiến chiếm 40%, tăng đến 10 lần - tốc độ tăng nhanh chóng.

Ngành Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu

Ngành Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu
2018-05-16 06:48:53

PTĐT - Nợ xấu được ví như cục “máu đông” làm tắc nghẽn “mạch máu” lưu thông của nền kinh tế. Từ năm 2012, việc xử lý nợ xấu đã được đẩy mạnh...

Đảm bảo điện cho sản xuất công nghiệp

Đảm bảo điện cho sản xuất công nghiệp
2018-05-12 08:18:24

PTĐT- Điện đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh. Đây không chỉ là yếu tố đầu vào, trực tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất, mà còn góp phần...

Thêm xanh rừng thiêng Đất Tổ

Thêm xanh rừng thiêng Đất Tổ
2018-05-12 08:17:35

PTĐT- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng có quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước...

Trao “cần câu” cho nông dân thoát nghèo

Trao “cần câu” cho nông dân thoát nghèo
2018-05-10 06:09:16

PTĐT - Nhờ đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa nghèo và làm giàu, phát huy thế mạnh trong trồng trọt...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long