
{title}
{publish}
{head}
Quy mô của nền kinh tế số ngày càng tăng lên mạnh mẽ, từ năm 2016 chiếm chưa đầy 4% nền kinh tế toàn cầu, đến 2020 dự kiến chiếm 40%, tăng đến 10 lần - tốc độ tăng nhanh chóng.
Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp trong nền kinh tế số, Lễ công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017-2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 17/5 tại Hà Nội.
Hình ảnh tại Diễn đàn (Ảnh: M.P)
Phát biểu khai mạc, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, các nền kinh tế trên toàn thế giới hiện nay đang được dẫn dắt bởi công nghệ số, nên đây là ưu tiên phát triển hàng đầu của các quốc gia, không riêng gì Việt Nam.
Theo báo cáo của Google và Temasek, tăng trưởng của nền kinh tế số khu vực ASEAN năm 2017 đã có tốc độ đột phá, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 27%/năm và đạt mốc 50 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP của khu vực; dự kiến sẽ đạt 6% GDP vào năm 2025. Đóng góp vào sự tăng trưởng này là các ngành như du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, phương tiện truyền thông và giải trí trực tuyến, đặt xe trực tuyến...
Vì thế, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số. Tại Việt Nam, xu thế “số hóa” đã xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế…
Mặc dù vậy, ông Vũ Tiến Lộc vẫn cho rằng, tuy có tiềm năng nhưng mức độ phát triển còn hạn chế; hiện tỷ trọng thương mại điện tử mới chiếm 3,6% doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam, trong khi tỷ trọng này tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có mức trung bình là 14,5%.
Nói về tác động của nền kinh tế số tới hoạt động của doanh nghiệp, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, các doanh nghiệp không thể bỏ qua cơ hội phát triển từ việc tận dụng công nghệ số.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã chia sẻ về thành công của một doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ số, đó là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh khi mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ đóng gói, đóng hộp, giúp doanh nghiệp này giảm được số nhân công, chi phí và giờ làm, từ 20 nhân công xuống còn 2 người vận hành máy. Sắp tới đây, doanh nghiệp này còn tiếp tục đầu tư dây chuyền dập hàng, mới năng suất tương đương hàng trăm công nhân.
Theo nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn, nền kinh tế số với những mô hình, phương thức kinh doanh mới đã và đang tạo ra những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nên nếu tận dụng được, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và thị phần, thậm chí lấn sân vào những thị trường mới. Đặc biệt, kinh tế số sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển hơn, trở thành động lực then chốt của tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, cơ hội sẽ mở ra cùng thách thức, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thách thức này không hề nhỏ với các doanh nghiệp, nhất là khi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, thậm chí là các hộ kinh doanh.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, khi bước vào nền kinh tế số, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về thị trường, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã nhanh chóng có mặt tại Việt Nam, phát triển lớn mạnh ở mọi ngành nghề nên các doanh nghiệp Việt Nam nếu không bắt kịp có thể thua ngay trên sân nhà. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin, môi trường pháp lý phù hợp cho nền kinh tế số chưa hoàn thiện, thách thức về an ninh, bảo mật…
Tuy nhiên, trước những cơ hội và thách thức này, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp không nên quá sợ hãi hoặc ồ ạt chuyển sang công nghệ số bằng được, mà phải phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh,trình độ năng lực của từng doanh nghiệp. Bởi tại Nhật Bản, có nhiều doanh nghiệp vẫn giữ công nghệ cũ nhưng họ vẫn đạt được thành công nhờ chiến lược kinh doanh bền vững, nhắm đúng yêu cầu thị trường.
Cũng tại diễn đàn, Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018. Báo cáo năm thứ 12 được cơ quan này thực hiện có chủ đề: Phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
Bên cạnh những báo cáo về tổng quan môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2017, báo cáo đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc mong các cơ quan chức năng tiếp thu và có những thay đổi giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Theo ĐCSVN
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng Kinh tế Số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 và sẽ tiếp tục là một trong những nền Kinh tế Số tăng trưởng nhanh nhất ...
Kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều cơ hội mới mở ra cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên ...
Vài năm trước đây, hầu hết doanh nghiệp, người kinh doanh chỉ xem “chuyển phát nhanh” là một phương thức hỗ trợ vận chuyển trong kinh doanh. Song, sự tăng ...
Dù được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới, nhưng theo các chuyên gia, để thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng ...
Việt Nam và Ấn Độ đều là những nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với thế mạnh đa dạng nên tiềm năng tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư song phương ...
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia cho biết nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 70 tỷ USD của nước này hiện chiếm tới 40% nền kinh tế kỹ thuật số khu vực Đông ...
Ngày 19/11, Sở Công Thương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, ...
Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động. Những năm gần ...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 11/4/2025
baophutho.vn Nhân kỷ niệm Ngày Hợp tác xã (HTX) Việt Nam 11/4, Tháng hành động vì HTX và Năm Quốc tế HTX 2025, Liên minh HTX tỉnh đã ban hành kế hoạch, quy...
Đẩy mạnh tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt không những là chủ trương của Chính phủ mà còn là xu hướng mang tính thời đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thanh toán...
PTĐT - Nợ xấu được ví như cục “máu đông” làm tắc nghẽn “mạch máu” lưu thông của nền kinh tế. Từ năm 2012, việc xử lý nợ xấu đã được đẩy mạnh...
PTĐT - Thời gian qua, huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để giảm nghèo, trong đó tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện...
PTĐT - Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân ...
PTĐT- Điện đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh. Đây không chỉ là yếu tố đầu vào, trực tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất, mà còn góp phần...
PTĐT- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng có quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước...