
{title}
{publish}
{head}
Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Nói ngược lại, vàm Kỳ Hôn ở cuối kinh Chợ Gạo, từ hướng Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) xuống, tới đây rẽ trái đi tỉnh Bến Tre hoặc ra cửa biển; còn quẹo phải là về TP. Mỹ Tho, lên miệt thượng lưu sông Tiền.
Vàm Kỳ Hôn ngày nay. |
NHIỀU GIAI THOẠI
Xưa có người nói rằng, Kỳ Hôn là tên từ câu hỏi tán thán “kỳ hông!?”, có từ thời “Gia Long tẩu quốc”, bị quân Tây Sơn truy kích, người ngựa vừa vượt sông thì có rái cá ra xóa dấu trên bãi, sau rái cá được vua phong tước Đại tướng quân. Có kiến giải do nói chữ “Thiên hôn địa ám có kỳ” gây những vụ tai nạn chìm đắm, như vụ tàu chở học trò trường Tây về Sài Gòn tựu trường hồi nẫm. Có người thì cho rằng, dân thương hồ cũng bộc lộ ngạc nhiên “kỳ hông!?” khi đến đây thấy sắc màu hoàng hôn kỳ vĩ trên vàm vào buổi chiều.
Có người lớn tuổi cảm khái: “Ghe lui còn để dấu dầm / người thương đâu mất chỗ nằm còn đây” để nhớ khoảng những năm... hồi đó, khúc miệng vàm này như cái chợ nổi. Chiều phai nắng tắt, nhất là khi trời dông, mùa bão, ghe thương hồ đậu chật mặt sông, đêm lấp loáng thắp lên ánh sáng các loại đèn dầu, đèn Hoa Kỳ, đèn măng-xông để xuồng trong vàm len lỏi khắp nơi, các cô bán ở vàm bán đủ thứ món ăn thức uống: Chè, cháo, nước ngọt, cà phê, hủ tiếu, bánh tằm bì, trái cây... và hải sản sò, ốc, tôm, cá; những chiếc ghe có mui bán nhiều hàng hóa, giống một tiệm tạp hóa di động trên sông vậy.
Từ kinh này, thời thuộc địa, lúa gạo đến Chợ Lớn với giá thành thấp hơn, khỏi phải vòng vèo theo rạch Bảo Định mất nhiều ngày hơn, ấy là nhờ họ điều chỉnh rạch Kỳ Hôn cho ngay thẳng và nối rạch vào kinh Chợ Gạo (có đặt tên Tây hẳn hoi). Còn nay, đây là tuyến giao thông thủy huyết mạch phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh.
Dưới vàm Kỳ Hôn, nay có kinh dẫn ngọt Xuân Hòa qua các xã Xuân Đông, Hòa Định..., thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
NÉT MỚI KỲ HÔN
Niệm Phật Đường Liên Hoa nằm ở đầu cồn Xuân Đông, thuộc ấp Tân Hòa, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, chỉ cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 10 km. Từ cổng chào phía Đông của TP. Mỹ Tho trên Quốc lộ 50 (giáp ranh huyện Chợ Gạo), bạn rẽ vào ngõ Lộ Vàm, qua phà sẽ gặp cống đập Xuân Hòa, rồi rẽ phải cặp bờ sông Tiền với hàng bần lung linh xanh mượt chỉ một quãng ngắn là tới Niệm Phật Đường.
Công trình là một quần thể, trung tâm là ngôi chùa rộng và sâu, kiểu dáng đối xứng cao 3 tầng, trên nóc tôn trí hai tượng Phật Bổn Sư và Phật Đa Bảo cao 15 m tư thế ngồi (chùa vẫn còn trong quá trình xây cất).
Trước sân nổi bật bức tượng Quan Âm Phật Đài “Mẹ Nam Hải” cao 33 m, đứng sừng sững bên bờ sông Tiền. Đây là dấu ấn chính, điểm nhấn kỳ vĩ của quần thể mà từ Công viên Lạc Hồng ở TP. Mỹ Tho đã có thể thấy, là Tôn tượng đầu tiên của công trình, được khởi công xây dựng từ đầu năm 2017, hoàn thành vào tháng 4-2018; cũng là tượng Phật Quan Âm quy mô lớn nhất nhì vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tư thế đứng nhìn về hướng Biển Đông, tay cầm bình Bát Nhã.
Theo Đại đức trụ trì Thích Minh Phước, Tôn tượng Bồ Tát từ bi trấn ngay bờ sông Tiền thuộc khu vực vàm Kỳ Hôn mang ý nghĩa thầm dõi theo và gia hộ cho những phương tiện thủy lưu thông trên sông Tiền, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, hạn chế tai nạn giao thông trên khúc sông này.
Bờ sông trước tượng Quan Âm thuộc tiền diện chùa là một vườn tượng tâm linh với nhiều tượng Bồ Tát, La Hán..., có đường dẫn và bậc cấp xuống mặt sông để có thể cặp ghe. Vườn tượng này kết hợp sân vườn bên hông chùa, hòa trong màu xanh cảnh quan bát ngát những vườn dừa quanh vùng. Toàn công trình tạo nên một bối cảnh tâm linh đẹp, trang trọng, là nơi có thể vãn cảnh thư giãn, thành tâm hướng về những điều tốt lành.
Từ ngày có tượng đài Quan Âm Nam Hải, rồi Niệm Phật Đường được hình thành và cống đập Xuân Hòa có dáng đẹp hiền hòa, bắt mắt, du khách đến đây ngày một nhiều hơn. Ngày rằm, ngày tết, đứng trước tôn tượng Quan Thế Âm thành tâm khẩn nguyện những điều tốt lành, vào niệm đường thắp nén hương lòng thành lễ Phật nguyện cầu những điều tốt đẹp, cùng nhiều người dạo bước vãn cảnh khuôn viên (không lâu trước đây còn vắng vẻ), có lẽ bạn sẽ nhận về mình tâm thế bình yên, thanh thản hơn...
Phật đường vẫn đang xây dựng, đường Lộ Vàm còn hẹp, tải trọng nhỏ, lại phải qua phà nên chỉ xe 4 chỗ vô thoải mái; còn xe lớn hơn phải đi vòng xuống Chợ Gạo để vào... Đây sẽ là một trong những điểm du lịch miệt vườn và tâm linh hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang trong tương lai gần.
TK (Theo baoapbac.vn)
Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những...
Đồng Cao là một bình nguyên rộng, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nằm ở hai xã Phúc Sơn, Vân Sơn (Sơn Động). Mới đây, chúng tôi có dịp khám phá vùng đất xinh đẹp này và...
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”....
Ngành du lịch của tỉnh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới nhưng vẫn kế thừa và trên đà tăng trưởng cao ngay trong 6 tháng đầu năm 2025, theo đó, Bình Thuận đón hơn 6 triệu...
Sau sáp nhập tỉnh, không gian phát triển du lịch Tuyên Quang - Hà Giang được mở rộng không chỉ về địa lý mà còn về tầm nhìn chiến lược. Nơi đây sẽ trở thành một cực tăng trưởng...
Tỉnh Yên Bái xác định “du lịch văn hóa” là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm...
Ninh Bình vào hạ, khi vùng đất Cố đô dần được bao phủ bởi ánh nắng chói chang, cũng là lúc đầm sen Hang Múa bung nở. Đầm sen vẽ nên một bức tranh thanh tịnh giữa lòng non nước,...
Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, thể hiện nghệ thuật tạo hình, trang trí độc đáo, tinh tế, là sản phẩm “ngôn ngữ” biểu đạt cho giá trị di...
Với bề dày truyền thống cách mạng, huyện Trấn Yên đang từng bước gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, biến những “địa chỉ đỏ” như Gò Cọ Làng Chiềng hay...
Các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng vừa có cơ hội gặp nhau tại Chương trình Cà phê Doanh nhân để bàn về "điểm nghẽn” của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng; cũng như tìm kiếm các giải...
Đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao 2.865m so với mực nước biển. Đỉnh Tà Xùa không chỉ được biết đến...
Du lịch Tây Ninh đã có những bước chuyển biến rõ nét trong thời gian gần đây, từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ chung cả nước.