{title}
{publish}
{head}
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
Ngày 05/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.534,6km2 gồm 13 đơn vị hành chính: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông).
Phấn đấu đến 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Phấn đấu đến năm 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển đến năm 2030, là khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng; phấn đấu đến năm 2030, Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Hình thành chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng tại vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ và từng bước hình thành các trung tâm phát triển về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại và logistics của tiểu vùng Tây Bắc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ với hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Cụ thể, về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030, đạt từ 10,5%/năm trở lên. GRDP bình quân theo đầu người năm 2030 đạt 6.000 - 6.200 USD. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021-2030 đạt từ 800 nghìn tỷ đồng trở lên, trong đó tỷ trọng vốn FDI chiếm 19 - 20%.
Về xã hội: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 17 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 57 giường bệnh (không bao gồm giường bệnh trạm y tế). Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 85% và nông thôn mới nâng cao đạt 40%.
Về môi trường: Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom được xử lý khu vực đô thị đạt khoảng 90%- 100%, khu vực nông thôn khoảng 80%- 95%; 100% chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường...
Về đô thị và kết cấu hạ tầng: Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 30 - 32%. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt tối thiểu trên 90% và phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu đến 80% người dân. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đối với thành thị đạt 100%, nông thôn đạt 50%. Hạ tầng giao thông vận tải thông suốt, an toàn; hạ tầng thủy lợi, đê điều, hồ đập bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chủ động tiêu, thoát nước; đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Về quốc phòng, an ninh: Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, môi trường, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Phú Thọ là tỉnh phát triển ở khu vực phía Bắc, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của cả nước. Là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc; là nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.
Lược đồ 02 hành lang kinh tế tỉnh Phú Thọ.
Các nhiệm vụ và đột phá chiến lược
Quyết định nêu rõ, Phú Thọ thực hiện các nhiệm vụ và đột phá chiến lược, bao gồm:
Một trung tâm: Xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I.
Hai hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Trọng tâm là hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu du lịch, dịch vụ có quy mô lớn.
Ba đột phá phát triển: Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương.
Bốn nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch; đổi mới mô hình, tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại. Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút và quản lý đầu tư. Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ. Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở các lĩnh vực du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistics.
Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng
Phát triển và giữ vững vai trò là trung tâm công nghiệp của vùng trung du và miền núi phía Bắc; hình thành chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng tại vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ. Phát triển công nghiệp hướng bền vững, thân thiện với môi trường, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tổ chức lại không gian phát triển công nghiệp để phát huy lợi thế các vùng trong tỉnh. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới (điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, công nghiệp dược, gỗ gia dụng...). Xúc tiến triển khai nhanh việc thu hút các dự án đầu tư trọng điểm quy mô lớn. Củng cố và nâng cao giá trị các sản phẩm công nghiệp truyền thống theo hướng đổi mới công nghệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển 12 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5.095ha, 40 - 45 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng trên 2.500ha.
Phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm dịch vụ chất lượng và giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả các ngành dịch vụ (dịch vụ vận tải, bến bãi, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, hệ thống siêu thị tiện ích phục vụ bán buôn, bán lẻ); thu hút dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistic cấp vùng để đẩy mạnh liên doanh, liên kết, xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển 02 khu du lịch quốc gia (KDL quốc gia Đền Hùng và KDL quốc gia Xuân Sơn), từ 03- 05 khu du lịch cấp tỉnh. Tăng cường hợp tác liên kết trong và ngoài nước, phát triển các tua, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ.
Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung gắn với chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông nghiệp thông minh gắn kết chặt chẽ với sử dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh; ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch, hữu cơ, sản phẩm OCOP.
Phát triển hệ thống đô thị gắn với phát triển các khu chức năng (khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu thể dục thể thao). Nâng cao chất lượng đô thị hóa gắn với hiệu quả kinh tế đô thị, đồng bộ về kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, đảm bảo chất lượng sống của người dân. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 đô thị gồm: 01 đô thị loại I: Thành phố Việt Trì; 01 đô thị loại II: Nâng cấp từ thị xã Phú Thọ lên thành phố trực thuộc tỉnh; 09 đô thị loại IV: Hùng Sơn, Lâm Thao, Thanh Thủy, Hưng Hóa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Phú, Hạ Hòa; 03 đô thị loại IV mở rộng: Phong Châu, Thanh Ba, Thanh Sơn; 08 đô thị loại V thành lập mới.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh đảm bảo đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy liên kết vùng; trong đó: (i) Đường cao tốc: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (CT.05) đoạn qua tỉnh Phú Thọ quy mô 6 làn xe; Đường cao tốc Bắc- Nam phía Tây (CT.02) đoạn Tuyên Quang - Phú Thọ quy mô 4 làn xe, đoạn Phú Thọ - Ba Vì (Hà Nội) quy mô 6 làn xe. (ii) Đường quốc lộ: Tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ chính yếu, đặc biệt ưu tiên đầu tư nâng cấp quốc lộ 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70; quy mô theo quy hoạch (cấp/làn xe IV-III, 2 - 6 làn xe); duy trì khai thác ổn định và từng bước đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ thứ yếu (quốc lộ 32B, quốc lộ 32C, quốc lộ 70B, quốc lộ 2D). Xây dựng một số tuyến tránh khu đô thị, khu đông dân cư trên các tuyến quốc lộ (thị trấn Phong Châu, thị trấn Đoan Hùng, thị trấn Thanh Sơn, thị trấn Yên Lập,...).
Nghiên cứu nâng lên quốc lộ đối với tuyến đường kết nối các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, thành phố Hà Nội, Tuyên Quang sau khi được đầu tư bảo đảm quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch. (iii) Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh hiện có đạt quy mô tối thiểu cấp IV, nơi địa hình khó khăn đạt cấp V; đầu tư xây dựng mới 22 tuyến đường tỉnh quy mô tối thiểu đạt cấp III, IV, nơi địa hình khó khăn đạt cấp V.
Phát triển các lĩnh vực văn hóa- xã hội đồng bộ, toàn diện, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội; xây dựng và phát triển tỉnh Phú Thọ trở thành trung tâm văn hóa về với cội nguồn của cả nước, thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ và Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh và các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển hệ thống y tế đóng vai trò là trung tâm y tế kỹ thuật chuyên sâu của vùng trung du và miền núi phía Bắc (trọng tâm là Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, Bệnh viện Ung bướu Phú Thọ). Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thực hiện tốt chính sách xã hội, tăng cường khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội. Tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và hoạt động đối ngoại.
Quyết định cũng nêu rõ về giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch. Theo đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030, dự kiến huy động vốn đầu tư phát triển khoảng 800 nghìn tỷ đồng, trong đó: (i) Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước khoảng 140 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 17,5%; (ii) Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần huy động ở mức cao, dự kiến khoảng 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 62,5%; (iii) Thu hút vốn FDI khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,5 tỷ USD, chiếm khoảng 20%.
Với những mục tiêu, định hướng phát triển trên sẽ là cơ sở quan trọng để tỉnh Phú Thọ bứt phá phát triển trong thời gian tới, tiếp tục giữ vững là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Khánh Thy
baophutho.vn Giả danh nhân viên điện lực gọi điện lừa đảo, giả mạo văn bản, thương hiệu, trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt...
Từ 15 giờ ngày 21/11, giá xăng E5 RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel giảm 64 đồng/lít; dầu hỏa giảm 67 đồng/lít, song dầu mazut tăng...
baophutho.vn Nằm bên dòng Lô, xã Hùng Lô là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử. Phát huy thế mạnh là điểm du lịch cộng đồng kết hợp với làng nghề...
baophutho.vn Để chủ động kiểm soát kịp thời, có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, giảm thiểu tác động xấu đến phát triển chăn nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng...
baophutho.vn Dự án đường giao thông liên vùng kết nối đường tỉnh 321B – quốc lộ 70B đi khu du lịch Ao Giời – Suối Tiên, đền Mẫu Âu Cơ với nút giao IC11 cao...
baophutho.vn Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023
baophutho.vn Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và điều tiết của các hồ thủy điện, tình trạng sạt lở bờ, vở đê, kè trên địa bàn tnhr ta diễn...
baophutho.vn Thực hiện Kết luận của Chủ tọa kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn...
baophutho.vn UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Quyết định số 2579-QĐ/UBND ngày 1/12/2023 về Các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán...
baophutho.vn Năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh duy trì ổn định,...
baophutho.vn Sứ mệnh của Khang Điền là kiến tạo đô thị văn minh, môi trường sống xanh, cộng đồng nhân văn. Đội ngũ tại Khang Điền vẫn không ngừng kiến tạo...
baophutho.vn Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm 2023 đến nay Phú Thọ có 920 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 19,2 nghìn tỉ đồng...