{title}
{publish}
{head}
Với mục tiêu làm sống lại những giá trị lịch sử, văn hóa thông qua góc nhìn trẻ trung và sáng tạo, mô hình “Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử” đang trở thành điểm sáng trong công tác giáo dục truyền thống tại Tiền Giang.
Làm mới cách tiếp cận
Nhằm gìn giữ, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xây dựng kế hoạch thành lập mô hình “Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử” năm 2024. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn triển khai Kế hoạch 261 về việc thành lập mô hình.
Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử của TP. Gò Công. |
Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, 100% Đoàn cơ sở thành lập mô hình, đội hình và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công trình văn hóa trọng điểm của địa phương, đơn vị.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các video, clip, phóng sự tuyên truyền, đăng tải trên không gian mạng; số hóa các khu di tích lịch sử, thông qua qua các trang mạng cộng đồng do cấp Đoàn - Hội - Đội quản lý, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương, tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, đơn vị.
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Quang Minh cho biết, kết quả có 11 huyện, thành, thị Đoàn thành lập, ra mắt 11 đội hình, với 179 thành viên và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công trình văn hóa trọng điểm của địa phương.
Theo đó, đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử có nhiệm vụ tuyên truyền các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương, công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu của mình trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền về sự hình thành và phát triển của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; hướng dẫn, tiếp đón khách du lịch; tham gia giữ vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan khu di tích lịch sử. Công tác triển khai thực hiện mô hình thực hiện hiệu quả, chất lượng, linh hoạt, đồng bộ, tạo sự lan tỏa cao trong cộng đồng.
Theo đồng chí Nguyễn Quang Minh, thành phần tham gia đội hình được các cấp bộ Đoàn phối hợp các ngành cùng cấp tổ chức, lựa chọn bồi dưỡng đoàn viên có đủ kiến thức, kỹ năng thông qua các hội nghị tập huấn kỹ năng, hội thi, cuộc thi về tuyên truyền giới thiệu các di tích lịch sử. Qua đó, phát hiện được những thí sinh có năng khiếu để có kế hoạch kết nạp, bồi dưỡng vào Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử phục vụ công tác thuyết minh du khách tham quan.
Làm sống lại giá trị lịch sử, văn hóa
Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Mỹ Tho Lê Hồng Gấm, tại Lễ hội Sắc màu Mỹ Tho, Thành đoàn đã tổ chức lễ ra mắt Đội tình nguyện tuyên truyền, giới thiệu các di tích, điểm du lịch của quốc gia, địa phương.
Theo đó, đội hình với 35 thành viên là các đoàn viên, thanh niên đến từ 17 đơn vị phường, xã trên địa bàn TP. Mỹ Tho là những cán bộ, đoàn viên, thanh niên có đam mê, năng khiếu, sở trường, hiểu biết về các giá trị văn hóa, di tích lịch sử...
Đây là hoạt động thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ TP. Mỹ Tho trong việc tham gia giữ gìn, phát huy và quảng bá các giá trị lịch sử - văn hóa tới nhân dân và khách du lịch; giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, con người Mỹ Tho; góp phần thực hiện Chủ đề năm 2024 của thành phố về “Đẩy mạnh toàn diện việc chuyển đổi số, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch”.
Tại TP. Gò Công, Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử hoạt động hiệu quả. Thành đoàn tổ chức nhiều hội thi để cho các bạn làm video, clip tuyên truyền thông điệp thế hệ số, gắn với tuyên truyền di tích lịch sử.
Em Nguyễn Nhất Hồng Nhung, một đoàn viên tham gia đội hình của TP. Gò Công cho biết: “Tham gia đội hình này là một trải nghiệm ý nghĩa đối với bản thân, không chỉ học hỏi thêm nhiều kiến thức lịch sử của quê hương, em còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm. Điều tuyệt vời nhất là cảm giác tự hào khi được góp phần nhỏ bé lan tỏa giá trị lịch sử đến với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ”.
Em Lê Thị Minh Trang, sinh viên Trường Đại học Tiền Giang hào hứng bày tỏ: Đội hình tuyên truyền viên trẻ thực sự là một ý tưởng rất sáng tạo và hữu ích. Là một người trẻ, đôi khi em thấy học lịch sử khá khô khan, nhưng khi đến các khu di tích và được nghe các bạn tuyên truyền viên chia sẻ bằng phong cách gần gũi, sinh động, em cảm nhận rõ hơn về những câu chuyện và giá trị lịch sử. Các hoạt động trải nghiệm như trò chơi hay câu đố lịch sử cũng rất thú vị, giúp chúng em nhớ lâu và hiểu sâu hơn”.
TK (Theo baoapbac.vn)
Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên vô giá để bảo tồn, tôn tạo, phục vụ khai thác phát triển du lịch đúng tầm vóc nhằm thu hút ngày...
Đến trải nghiệm văn hóa dân tộc K’Ho dưới chân núi Lang Biang (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), cùng hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng, xem làm rượu cần, dệt thổ cẩm...;...
Nhắc Khánh Hòa, du khách nghĩ ngay đến biển xanh, cát trắng. Nhưng không chỉ vậy, xứ Trầm Hương còn có núi rừng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những nét văn hóa truyền...
Năm 2024, ngành Du lịch đã có “bước nhảy vọt” đáng kể với việc đón và phục vụ 1.359.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế ước đạt 30.500 lượt) tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023...
Huy động các nguồn lực xã hội tham gia, cùng chung sức phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này luôn được tỉnh, ngành du lịch cũng như Trung tâm Xúc tiến du lịch...
Nhà thờ Đông Lâm ở thôn Lâm Đồng, xã Văn Tố (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc và chạm khắc hoa văn cổ kính, dù đã trải qua 90 năm thăng trầm cùng thời gian.
Trên hành trình khám phá vùng đất Hà Giang tươi đẹp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, những làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ...
Khi những bông lúa nếp cái hoa vàng khum ngọn, thơm hương sữa, người Tày một số địa phương của các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Tuyên Quang bắt đầu tổ chức Lễ...
Vĩnh Long, một tỉnh nằm giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước hữu tình mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử phong...
Làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) vốn có nghề bắt rắn, chế biến ẩm thực, làm thuốc... từ rắn. Trước sự thay đổi của xã hội và những quy định về...
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL, công nhận nghề thủ công truyền thống nghề làm muối...