Cập nhật:  GMT+7

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-19

Sáng sớm nay (30/10), Trung Quốc đã phóng tàu vụ trụ có người lái Thần Châu-19 lên trạm vũ trụ. Dự kiến, 86 thí nghiệm nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ sẽ được thực hiện trong sứ mệnh lần này.

Đúng theo kế hoạch, vào lúc 4h27 sáng 30/10 giờ địa phương (tức 3h27 giờ Hà Nội), tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-19 của Trung Quốc đã được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, miền Tây Bắc nước này bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F Y19.

Khoảng 20 phút sau đó, ông Trâu Lợi Bằng, Giám đốc Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tuyên bố sứ mệnh phóng Thần Châu-19 đã thành công tốt đẹp, với việc tàu vũ trụ tách ra khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo định sẵn sau khi bay khoảng 10 phút.

Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), trạm vũ trụ nước này dự kiến ​​sẽ chào đón phi hành đoàn Thần Châu-19 do chỉ huy Thái Húc Triết (Cai Xuzhe) dẫn đầu cùng các phi hành gia bay lần đầu Tống Lệnh Đông (Song Lingdong) và Vương Hạo Trạch (Wang Haoze) khoảng 6,5 giờ sau khi cất cánh.

Trong đó, chỉ huy Thái Húc Triết là người lập kỷ lục về khoảng thời gian ngắn nhất giữa các nhiệm vụ của phi hành gia Trung Quốc, khi trở lại trạm vũ trụ chỉ sau 22 tháng kể từ sứ mệnh Thần Châu-14 năm 2022. Trong khi nữ phi hành gia Vương Hạo Trạch là nữ kỹ sư du hành vũ trụ đầu tiên của nước này.

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-19

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-19. (Ảnh: Chinanews)

Đây là chuyến bay có người lái thứ tư trong giai đoạn ứng dụng và phát triển của trạm vũ trụ Trung Quốc và là chuyến bay thứ 33 trong chương trình vũ trụ có người lái của nước này. Mục tiêu chính của sứ mệnh là hoàn thành việc luân chuyển trên quỹ đạo với phi hành đoàn Thần Châu-18, ở lại trạm vũ trụ trong khoảng 6 tháng, tiến hành các thí nghiệm ứng dụng và khoa học vũ trụ, thực hiện các hoạt động ngoài tàu và vận chuyển hàng hóa ra vào cabin, lắp đặt các thiết bị bảo vệ trước các mảnh vỡ không gian, lắp đặt và thu hồi tải trọng và thiết bị ngoài tàu, tiến hành các hoạt động giáo dục khoa học cũng như thử nghiệm tải trọng không gian để nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành và phát huy lợi ích ứng dụng tổng thể của trạm vũ trụ.

Khi được hỏi cách xử lý nếu không may phi hành đoàn bị mắc kẹt trên trạm vũ trụ như trường hợp các phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thời gian qua, người phát ngôn CMSA Lâm Tây Cường cho biết, so với giai đoạn vận hành ban đầu của trạm vũ trụ, thời gian xử lý các trường hợp khẩn cấp dành cho các phi hành gia nước này đã tăng gấp 5 lần.

Ông nhấn mạnh, trong tình huống xấu, các phi hành gia có thể quay trở lại sớm bằng tàu vũ trụ trên quỹ đạo hoặc tàu vũ trụ khẩn cấp dự phòng được phóng lên để giải cứu.

“Vào lúc này, tên lửa Trường Chinh-2F Y20 và tàu vũ trụ Thần Châu-20 đang túc trực trong tòa nhà lắp ráp tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, sẵn sàng nhanh chóng chuyển sang chế độ phóng nếu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giải cứu khẩn cấp cho trạm vũ trụ, đảm bảo an toàn cho các phi hành gia" - người phát ngôn CMSA Lâm Tây Cường nêu rõ.

Trong thời gian ở trên quỹ đạo, phi hành đoàn Thần Châu-19 sẽ đón tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-8 và tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-20, trước khi trở về bãi đáp Đông Phong dự kiến ​​vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Trong đó, tàu Thiên Châu-8 đã được Trung Quốc lên kế hoạch phóng vào giữa tháng 11.

Nguồn vov.vn


Nguồn vov.vn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long