{title}
{publish}
{head}
Trong hai ngày 21,22/2 (tức ngày 12,13 tháng Giêng), xã Hiền Quan, huyện Tam Nông tổ chức Lễ hội Phết năm Giáp Thìn 2024. Tuy không có phần đánh Phết nhưng các nghi lễ truyền thống như tế lễ, rước kiệu vẫn được tiến hành.
Lễ hội nhằm tôn vinh công lao và tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng có công chiêu mộ binh sĩ, xả thân giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Hán. Thắng trận, đất nước Thái Bình, bà xin về làng Song Quan (nay là xã Hiền Quan), tu hành tại chùa Phúc Khánh và dạy nhân dân trồng lúa.
Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Thánh Mẫu đại vương
Việc tổ chức Hội Phết Hiền Quan thể hiện tinh thần thượng võ, tưởng nhớ công lao to lớn của nữ tướng Thiều Hoa cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân của bà, qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống bất khuất của cha ông ta trong công cuộc dựng nước, giữ nước.
Phần tế lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm
Tương truyền, để rèn luyện quân sỹ, bà nghĩ ra việc đẽo gốc tre thành hình tròn (quả to gọi là Phết, nhỏ hơn gọi là quả Chúi) chia quân để đánh Phết - nghĩa là hai bên tìm cách đưa được quả Phết ra khỏi phạm vi quy định
Ba quả Phết và ba quả Chúi được bày trang trọng tại nơi hành lễ
Lễ rước kiệu được tiến hành từ 12h30 ngày 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày mùng 10/10 Âm lịch. Kiệu được khiêng từ đình ra đền do các binh sỹ hộ tống.
Cờ xí rợp trời tái hiện khí thế nghĩa quân khi xưa
Sau lễ rước kiệu và kéo quân là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là ông Tiên Chỉ và các bậc lão trong làng. Người đọc văn tế là ông Bàn Thượng, nội dung các bản văn tế được viết trong các Sắc phong.
Năm 2024, phần đánh Phết không được tổ chức do các điều kiện về cơ sở vật chất, sân đánh Phết chưa đảm bảo an toàn cho phần đánh Phết và người tham gia lễ hội.
Ban tế lễ đọc Chúc văn trong không khí thiêng liêng
Người dân vui hội lành mạnh, an toàn
Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn nô nức về trẩy hội, tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí lành mạnh, để cùng được ôn lại lịch sử anh hùng, bất khuất của vùng đất Hiền Quan giàu giá trị văn hóa truyền thống.
Thùy Trang
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản...
baophutho.vn Trong hai ngày 20, 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, người dân khắp nơi lại nô nức về thưởng thức lễ hội Trò...
baophutho.vn Đền Nghè và Đình Đông là quần thể di tích nằm trong hệ thống di tích lịch sử của xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa. Đền Nghè thờ hai vị tướng giỏi, có...
baophutho.vn Trong hai ngày 18,19/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...
baophutho.vn Ngày 18/2 (mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Đình Cả, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”.
baophutho.vn UBND xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê vừa tổ chức giải bơi chải Đình Hội mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn.
baophutho.vn Ngày 17/2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ...
baophutho.vn Từ gõ trống làm vui, múa Trống đu đã thành nghệ thuật
baophutho.vn Trong tâm thức người Việt, mùa Xuân là mùa lễ hội. Với hơn 300 lễ hội, miền đất cội nguồn là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội nhất cả nước,...
baophutho.vn Ngày 15/2, huyện Yên Lập tổ chức lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Tập quán xã hội và tín ngưỡng lễ mở cửa rừng của người Mường...
baophutho.vn Theo Sở VHTT&DL, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, khách du lịch và nhân dân trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan, vãn cảnh tại...