{title}
{publish}
{head}
Trong hai ngày 20, 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, người dân khắp nơi lại nô nức về thưởng thức lễ hội Trò Trám, hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”. Đây là lễ hội độc đáo bậc nhất, được tổ chức nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt.
Lễ hội gồm ba phần chính, ngay từ khi bắt đầu đã thu hút hàng nghìn người là nhân dân địa phương và du khách về tham gia.
Từ 10h đêm 11 tháng Giêng, các hoạt động trình diễn cổ truyền được bắt đầu. Người dân trong các trang phục sặc sỡ, truyền thống sẽ diễn trò “Tứ dân chi nghiệp” hay còn gọi là “Bách nghệ trình làng”.
Đây là một loại hình diễn xướng dân gian cổ truyền, miêu tả một cách dân dã những ngành nghề trong xã hội xưa như: Sĩ, nông, công, thương... Các trò đi cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua - bán Xuân, dạy học... được trình diễn sinh động, hấp dẫn bởi các diễn viên “không chuyên”.Sức thu hút của diễn trò không chỉ nằm ở tạo hình các nhân vật hài hước, sinh động mà còn nằm ở những lời hát cổ, những câu vè ẩn dụ về chuyện “tế nhị”, hài hước, ý nghĩa.
Diễn trò “Tứ dân chi nghiệp” là một trong những nội dung độc đáo của Lễ hội Trò Trám, mang lại nhiều tiếng cười cho nhân dân và du khách.
11 giờ đêm 11 tháng Giêng, nghi lễ tế lễ của các cụ cao niên trong làng bắt đầu. Khác với không khí sôi động của phần hội trước đó, nghi lễ này diễn ra trang nghiêm, thành kính, theo đúng nghi thức cổ truyền.
Các cụ cao niên mặc đồ tế truyền thống, đầu đội mũ mão, chân mang hài thêu chỉ ngũ sắc cung kính dâng lễ vật là hương hoa, trà quả... và đọc bài tế lên các bậc thần linh.
12h đêm, Lễ Mật - tâm điểm và cũng là linh hồn của Lễ hội Trò Trám diễn ra vào thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu.
Lúc này, cụ Thủ từ miếu Trò thắp hương và rước “nõ nường” – hai vật tượng trưng cho giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ) thờ trong miếu Trò và trao cho đôi nam nữ đã được chọn từ trước. Năm nay, vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990) vẫn được người dân trong làng tín nhiệm giao nhiệm vụ thực hiện nghi thức Linh tinh tình phộc. Anh Chiến và chị Huyền là cặp vợ chồng có gia đình hòa thuận, nếp sống lành mạnh. Đây là lần thứ 9, hai anh chị thực hiện nghi thức này.
Cụ Từ cũng sẽ cầm một chiếc đàn tượng trưng, khấn trước khi bắt đầu nghi lễ. Sau đó, đèn, nến trong và ngoài miếu đều tắt, cụ chủ tế hô “linh tinh tình phộc”. Ngay lập tức, người nam cởi trần đóng khố cầm Nõ, nữ mặc váy đeo yếm đào cầm Nường làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao.
Theo tương truyền, ba lần đâm trúng - mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần - được mùa; một lần là làm ăn kém... Trong đêm tối chủ tế nghe tiếng “cạch” đủ ba tiếng đèn lại sáng.
Giây phút ấy, cụ Thủ từ sẽ vái lạy thần linh, đánh chiêng trống để báo mừng Lễ Mật thành công. Cụ Từ sẽ hô to “Tháo khoán” để bắt đầu cho thời khắc nam nữ thanh niên trong làng được tự do vui chơi bên ngoài rừng trám.
Cô gái nào mang thai trong dịp đó là lễ “hèm” của làng đã thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Những đứa trẻ được sinh ra trong đêm “Linh tinh tình phộc” làng vui mừng chấp nhận vì họ cho rằng những đứa trẻ đó sẽ đem lại sự phồn thực cho cả làng.
Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, chỉ còn hò reo vui vẻ nhưng tín ngưỡng phồn thực cơ quan sinh sản và hoạt động tính giao vẫn được tôn vinh và trở thành linh thiêng, chứa đựng ý niệm và nguyện ước về sự phát triển phồn vinh của cư dân nông nghiệp.
Sáng ngày 12 âm lịch, dân làng sẽ tổ chức lễ “Rước lúa thần” cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Những bông lúa thu hoạch từ vụ trước thờ trong miếu được lấy ra và rước đến đền Xa Lộc thờ vị tướng Phùng Lân Hổ thời Trần, rồi tiếp tục được rước xung quanh làng.
Trong khi rước lúa trên đường làng, các trò diễn vẫn tiếp tục thực hiện tại miếu Trò để tạo không khí lễ hội. Lễ cúng thập bái thực hiện cuối cùng tại miếu Trò để kết thúc lễ hội.
Lễ hội Trò Trám là hoạt động văn hóa tinh thần của người Việt cổ. Đây là lễ hội dân gian truyền thống của tỉnh Phú Thọ, đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của Quốc gia.
Thùy Trang
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản...
baophutho.vn Đền Nghè và Đình Đông là quần thể di tích nằm trong hệ thống di tích lịch sử của xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa. Đền Nghè thờ hai vị tướng giỏi, có...
baophutho.vn Trong hai ngày 18,19/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...
baophutho.vn Ngày 18/2 (mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Đình Cả, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”.
baophutho.vn UBND xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê vừa tổ chức giải bơi chải Đình Hội mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn.
baophutho.vn Ngày 17/2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ...
baophutho.vn Từ gõ trống làm vui, múa Trống đu đã thành nghệ thuật
baophutho.vn Trong tâm thức người Việt, mùa Xuân là mùa lễ hội. Với hơn 300 lễ hội, miền đất cội nguồn là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội nhất cả nước,...
baophutho.vn Ngày 15/2, huyện Yên Lập tổ chức lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Tập quán xã hội và tín ngưỡng lễ mở cửa rừng của người Mường...
baophutho.vn Theo Sở VHTT&DL, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, khách du lịch và nhân dân trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan, vãn cảnh tại...
baophutho.vn Xuân đã về. Dưới mái nhà sàn đồng bào dân tộc Mường, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, từng giọt sương mai ngưng đọng rơi khẽ, chạm nhẹ vào cánh...