Cập nhật:  GMT+7

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Đền Nghè và Đình Đông là quần thể di tích nằm trong hệ thống di tích lịch sử của xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa. Đền Nghè thờ hai vị tướng giỏi, có công phò tá Hai Bà Trưng đánh giặc, bảo vệ bờ cõi là Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn. Đình Đông thờ Thành hoàng làng, khai sinh ra làng Văn Lang khi xưa. Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, người dân nơi đây lại sắm sửa lễ vật và thực hiện các nghi thức tế lễ đặc sắc, bày tỏ lòng thành kính tới các bậc tiền nhân.

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Lễ hội Đền Nghè – Đình Đông xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 28/1/1992

Tương truyền rằng, trong cuộc chiến chống quân Hán, bà Lê Ả Lan được phong là Nội Thị Tướng Quân, ông Lê Anh Tuấn được phong là Chỉ huy xứ Đại Tướng Quân, hai chị em bà được cử trấn thủ miền Thao Giang kiêm Truy Bộ Điển. Khi đến đất Văn Lang thấy nơi đây có địa thổ đẹp bèn đóng trại, lập ấp làm căn cứ đánh giặc và nuôi quân sỹ. Bằng tài thao lược và dũng cảm trong chiến đấu, họ đã lập được nhiều công trạng và được Trưng Vương ban thưởng đạo Tây Sơn, thực ấp địa đầu Thao Giang, luyện sỹ an dân. Từ đó, đất Văn Lang ngày càng được mở rộng và củng cố vững chắc. Đến khi hai chị em bà từ trần, Trưng Nữ Vương vô cùng thương tiếc và xuống chiếu cho Văn Lang lập miếu thờ cho hai vị tướng, đời đời hương khói để tỏ lòng tri ân công đức hai vị. Đến ngày 28/1/1992, nơi đây đã vinh dự được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp Bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Lễ Rước nước truyền thống trong lễ hội Đền Nghè – Đình Đông.

Hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng (ngày chính lễ), bà con nhân dân trong xã sẽ tụ hội, cùng nhau sửa soạn lễ vật, tổ chức lễ tế. Mở đầu lễ hội là nghi lễ Rước nước từ đền Nghè, đi đầu là cờ quạt rồi tới phường bát âm, tiếp đến là kiệu long đình trên đặt chiếc chóe (chiếc bình gốm sứ men lam vẽ rồng - phượng để đựng nước Thánh), hai bên có lọng che.

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Khi đội rước gần đến bến sông sẽ dừng lại cho đội cờ chạy quanh ba vòng, vừa chạy vừa hú to để diễn lại tích quân của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định. Đến bờ sông, kiệu dừng lại trên bờ, đoàn khiêng chiếc chóe đặt lên thuyền chở tới giữa dòng sông, các cụ cao niên trong làng chọn vùng nước trong, sạch nhất sông lấy gáo đồng múc nước đổ vào chóe. Sau đó chóe nước được đưa lên kiệu và rước về đền Nghè nơi thần linh án ngự, trước khi rời bến sông đội cờ lại chạy ba vòng quanh đám rước như lúc đầu.

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Sau lễ Rước nước là nghi thức đại lễ, đây là nghi thức trang trọng nhất để dân làng dâng cúng các vật phẩm như: Hoa quả, bánh kẹo, xôi... Ngoài ra, hội làng Văn Lang còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian khác như: Cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt dê, kéo co... làm tăng thêm phần hấp dẫn của lễ hội truyền thống.

Đồng chí Lê Trung Thành – Chủ tịch UBND xã Văn Lang cho biết: “Lễ hội Đền Nghè - Đình Đông gắn liền với tín ngưỡng thờ nông nghiệp của người Việt cổ. Nghi lễ Rước nước đã có từ lâu đời, mang giá trị to lớn với người nông dân, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, an khang, gia đình ấm no hạnh phúc. Việc tổ chức lễ hội Đền Nghè - Đình Đông hằng năm đã thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính, tri ân công đức của các vị tiền nhân. Đây là nét đẹp văn hóa góp phần giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tự hào dân tộc”.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông

Hà Trang – Phương Thúy


Hà Trang – Phương Thúy

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Người Mông dưới chân núi Củm Cò
2024-11-20 11:39:00

baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ
2024-02-19 14:27:00

baophutho.vn Trong hai ngày 18,19/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...

Lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”

Lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”
2024-02-18 21:04:00

baophutho.vn Ngày 18/2 (mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Đình Cả, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”.

Du Xuân về miền lễ hội

Du Xuân về miền lễ hội
2024-02-16 08:18:00

baophutho.vn Trong tâm thức người Việt, mùa Xuân là mùa lễ hội. Với hơn 300 lễ hội, miền đất cội nguồn là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội nhất cả nước,...

Làng dệt vào Xuân

Làng dệt vào Xuân
2024-02-13 08:33:00

baophutho.vn Xuân đã về. Dưới mái nhà sàn đồng bào dân tộc Mường, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, từng giọt sương mai ngưng đọng rơi khẽ, chạm nhẹ vào cánh...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long