{title}
{publish}
{head}
Từ trên đèo Quán Cau nhìn xuống thung lũng sâu, một xóm nhỏ hiện ra ở lưng chừng dốc núi hiền hòa, êm đềm. Đó là xóm 12 thuộc thôn Mỹ Phú 1, xã An Hiệp, huyện Tuy An.
Con đường bê tông từ đỉnh đèo dẫn xuống xóm 12, cảnh đẹp tự nhiên của những rẫy bắp, đồi cỏ voi, hàng rào đá rẫy... mê đắm lòng người. Những chiếc sõng câu gác đầu lên con lạch cạn, những chòi nuôi tôm lợp bạt đủ sắc màu nhô lên trên mặt nước đầm Ô Loan thơ mộng.
Sáng đón nắng mai, chiều rợp bóng mát
Đi trên quốc lộ 1 theo hướng nam - bắc, đến đỉnh đèo Quán Cau chỗ đặt biểu tượng Di tích thắng cảnh Đầm Ô Loan rẽ phải, chạy xe máy theo đường bê tông đến chỗ có bụi tre, rồi rẽ qua khúc cua chòm chuối là đến ngã ba Giếng. Nơi đây là trung tâm xóm 12. Từ dưới nhìn lên những ngôi nhà mái ngói lô nhô, thấp thoáng nơi lưng chừng đồi. Từ ngã ba Giếng tiếp tục rẽ phải, đường bê tông theo chân người dân đi qua những rẫy bắp, đám đậu phộng...
Đường bê tông, hàng rào người dân xóm 12 xây dựng từ đá rẫy. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Chúng tôi đến nhà ông Phạm Sương. Ngôi nhà nằm cạnh đường bê tông, nhìn ra hướng đầm Ô Loan, phía sau vườn có đám bắp đến mùa thu hoạch. Ông Sương cho biết: Đám đất này trước đây đá rẫy lởm chởm, tôi khai hoang bằng cách gánh đá chất thành bờ, san bằng nhiều năm mới thành đất thục để trồng bắp. Trước đây Từ trên đèo Quán Cau nhìn xuống thung lũng sâu, một xóm nhỏ hiện ra ở lưng chừng dốc núi hiền hòa, êm đềm. Đó là xóm 12 thuộc thôn Mỹ Phú 1, xã An Hiệp, huyện Tuy An trồng bắp tẻ, hột nhỏ, khi ra trái thường bị răng cưa cửa cổng. Nay trồng bắp lai hột to rải đều, mười trái như một, dài bằng gang tay người lớn. Theo ông Sương, từ ngã ba Giếng đi lên đỉnh đèo hay xuống đầm, trước đây đường dốc đá, nhỏ hẹp, qua nhiều cua cùi chỏ, ngã ba nạng ná. Từ khi làm đường bê tông mở rộng mặt đường 3m, phá bỏ nhiều cua cùi chỏ, việc đi lại thuận lợi hơn.
Cũng như nhà ông Sương, tất cả nhà ở xóm 12 này đều ngửa mặt xuống đầm Ô Loan, buổi sáng đón nắng hướng đông, chiều rợp bóng mát. Đứng chỗ nào cũng nhìn thấy đầm Ô Loan. “Những ngày trời nắng nóng, chiều làm mệt về, để bộ bàn nhựa trước sân ngồi nhâm nhi chén trà, nhìn xuống đầm Ô Loan mặt nước lặng như tờ, lòng thấy thanh thản, nhẹ nhàng. Mùa hè nắng nóng, buổi tối đi ngủ để cửa từ đầu hôm đến sáng, gió từ đầm thổi lên mát rượi giống như nằm máy lạnh”, ông Sương tâm đắc.
Ngày làm rẫy, đêm thả lưới
Xóm 12 có 4 chòm, với 25 hộ dân. Từ ngã ba Giếng đi qua chòm Giữa, lên chòm Trên, ra chòm Ngoài rồi xuống chòm Dưới. Trong 4 chòm thì đường bê tông đến chòm Dưới chậm hơn, vừa thi công xong. Người dân ở đây, ban ngày làm rẫy, đêm xuống đầm thả lưới mưu sinh.
Bà Nguyễn Thị Niềm, hàng xóm của ông Sương tâm sự: Người dân ở đây làm rẫy, ăn tôm nhảy, cá tươi dưới đầm. Nấu lẩu thì hái bông bí, mướp đất nhúng vô, ăn vào ngọt ngay. Ban ngày làm rẫy, ban đêm bơi sõng câu ra đầm thả lưới bắt cá, đủ nấu, đủ kho, đủ lo cho gia đình. “Đủ nấu là hôm nào đầm đói, cá ít, thả lưới cả đêm về nấu đủ ăn một bữa. Hôm đầm êm thì cá tôm nhiều, không chỉ ăn mà còn bán kiếm tiền trang trải chi tiêu”, bà Niềm giải thích.
Còn bà Trần Thị Điệp ở chòm Dưới cho hay: Người dân ở đây bước qua đường ray tàu lửa vài chục mét là đụng mép đầm. Theo quy luật, mùa mưa nước lụt từ cầu Lò Gốm (Ngân Sơn - Chí Thạnh) đổ về làm mực nước trong đầm dâng cao, tôm cá cũng từ đó theo vào. Khi cửa biển An Hải mở rộng, nước mặn tràn vào, Ô Loan thành đầm nước lợ, thủy hải sản trong đầm sinh sôi. Đến mùa nắng, phụ nữ xuống đầm mò con sò, cạo con cháy... kiếm thêm thu nhập.
Bà Bùi Thị Hiền vừa kéo chiếc sõng chở bao tải đựng cháy vào bờ, nói: Con cháy sống bám thành mảng, thành giề, giống miếng cơm cháy. Hiện người dân bán con cháy với giá 3.000 đồng/kg, làm siêng đi bắt một buổi kiếm khoảng 200.000 đồng. Tôi tự bơi sõng đánh bắt cá, tôm, rồi làm thêm trên bờ nữa thì đủ nuôi con ăn học.
Theo người dân chòm Dưới, trước đây ban đêm nhìn xuống đầm Ô Loan thấy hàng trăm đốm lửa, đó là những ngọn đèn dầu thắp sáng đóng chấn trên đầm. Mấy năm gần đây, đầm đói, không ai đóng chấn nữa, ban đêm nhìn ra đầm tối tăm. Trước đây người dân xóm 12, một nửa sống bằng nghề đầm, nay chỉ còn vài người ở chòm Dưới mưu sinh. Từ chòm Dưới chúng tôi lại ngược lên chòm Giữa, qua ngã ba Giếng đến chòm Ngoài, đi chậm để níu lại, ngắm nhìn từng khung cảnh miền quê đang trôi qua, cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hiền hòa, các chòm nhà ngửa mặt xuống đầm Ô Loan.
Mạnh Hoài Nam ( baophuyenonline)
Lễ cầu an, Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Tỉnh Quảng Ngãi có 2 di sản vừa được Bộ VH-TT&DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) và nghệ thuật trang...
Ruộng bậc thang ở Lai Châu không chỉ đẹp vào mùa lúa chín, mà ngay cả vào mùa gieo cấy cũng đẹp như kỳ quan. Vào mùa này, những vạt ruộng bậc thang với những gam màu đa sắc đặc...
Xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có nhiều hồ, ao, trong đó, hồ thủy điện An Khê có nguồn nước ổn định. Tận dụng nguồn nước dồi dào, nhiều hộ dân đã phát triển nghề nuôi...
Kho thiêng với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn và tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn. Cấu trúc này lần đầu tiên được biết đến ở di tích An Phú (tỉnh...
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có những nét đặc thù riêng của nền văn minh lúa nước, của văn hóa sông Hồng, trong đó có văn hóa ẩm thực. Và ở mỗi miền...
Mới đây, 2 di tích Kính Chủ - Nhẫm Dương (Kinh Môn, Hải Dương) đã được bổ sung vào hồ sơ đề cử quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình...
Tuần lễ Vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 6/6. Sự kiện nổi bật này của ngành du lịch Lâm Đồng trong năm 2024 bao gồm 7 chương trình...
Bên cạnh những lợi thế do thiên nhiên ban tặng như là một trong hơn 10 Khu Dự trữ sinh quyển của Việt Nam; có hệ thống sông, suối dày đặc với nhiều thác ghềnh; có nhiều vùng...
Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái Brai-Tà Puồng, huyện Hướng Hóa vừa được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt với quy mô 170 ha. Đây là cơ sở để tỉnh kêu gọi...
Sau hơn một năm triển khai đầu tư theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND tỉnh về việc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn...
So với các địa phương khác trong tỉnh, TP. Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Đây được xác định là thế mạnh tạo nên sức cạnh tranh cho những...