{title}
{publish}
{head}
Chấn thương hàm mặt là một chấn thương từ gãy xương mũi đến chấn thương nghiêm trọng ở vùng hàm mặt. Khi bị chấn thương hàm mặt, việc điều trị, chăm sóc thế nào, chi phí ra sao là câu hỏi của nhiều người.
1. Chấn thương hàm mặt có gây gãy xương mặt?
Chấn thương hàm mặt là tổn thương ở vùng mặt, bao gồm xương hàm, răng, lợi, môi, má, mũi, mắt và các cấu trúc liên quan. Tổn thương có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe tổng thể.
Chấn thương hàm mặt có thể bị gãy xương mặt hoặc không. Tuy nhiên, ở chấn thương hàm mặt, những loại xương thường bị gãy nhất là xương gò má (zygoma), xương mũi, xương hốc mắt, xương hàm dưới và xương hàm trên. Trong số đó, phổ biến nhất là gãy xương mũi. Ngoài ra, tùy thuộc vào tai nạn, nạn nhân có thể bị gãy một hoặc nhiều xương. Nhiều xương thường do tai nạn có tác động rất mạnh.
2. Đông y có điều trị chấn thương hàm mặt được không?
Y học cổ truyền có thể hỗ trợ điều trị một số triệu chứng và hậu quả của chấn thương hàm mặt nhưng không thể thay thế được phương pháp điều trị hiện đại. Lý do là chấn thương hàm mặt thường liên quan đến tổn thương xương, răng, mạch máu và thần kinh. Trong trường hợp gãy xương, mất răng, các tổn thương nặng, phẫu thuật theo y học hiện đại là điều quan trọng và rất cần thiết. Y học cổ truyền mạnh về điều trị các vấn đề liên quan đến khí huyết, kinh lạc hơn là các tổn thương cấp tính, đặc biệt là các tổn thương về cấu trúc.
Chấn thương hàm mặt có thể bị gãy xương mặt hoặc không.
3. Chấn thương hàm mặt có nguy hiểm không?
Chấn thương hàm mặt thường gặp trong thực hành y học cấp cứu. Hơn 50% bệnh nhân bị chấn thương này bị chấn thương đa hệ thống, đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý giữa bác sĩ cấp cứu và các chuyên gia phẫu thuật trong phẫu thuật miệng và hàm mặt, tai mũi họng, phẫu thuật thẩm mỹ, nhãn khoa và phẫu thuật chấn thương.
Xử trí chấn thương hàm mặt đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Các hệ thống cảm giác quan trọng nằm trong khuôn mặt (ví dụ thị giác, thính giác, cảm giác cơ thể, vị giác, khứu giác và tiền đình). Ngoài ra, các cấu trúc quan trọng ở vùng đầu và cổ có liên quan mật thiết (đường thở, mạch máu, dây thần kinh và đường tiêu hóa). Trong những trường hợp nặng, tác động tâm lý của sự biến dạng khuôn mặt có thể rất nặng nề.
Theo TS.BS. Phạm Thị Việt Dung - Trưởng Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội, sau khi được điều trị cấp cứu ban đầu, một số bệnh nhân chấn thương hàm mặt vẫn để lại di chứng cả về chức năng lẫn thẩm mỹ và tâm lý cho người bệnh. Di chứng do chấn thương hàm mặt có thể do tổn thương ban đầu hoặc di chứng sau phẫu thuật.
4. Chấn thương hàm mặt mất bao lâu để lành?
Thời gian lành vết thương trên khuôn mặt khác nhau ở mỗi người, ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Độ sâu và kích thước của vết thương có thể khiến vết thương lành hoàn toàn trong vài tuần hoặc vài năm.
Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi từ 6-8 tuần sau phẫu thuật chấn thương mặt. Vết bầm tím hoặc sưng tấy có thể hết trong khoảng 2-3 tuần. Mất cảm giác vật lý do tổn thương thần kinh có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
5. Cấp cứu chấn thương hàm mặt như thế nào?
Phương pháp điều trị chấn thương hàm mặt phụ thuộc vào vị trí và loại chấn thương. Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện nắn kín sắp xếp lại xương mà không cần phẫu thuật. Ngoài ra, nắn hở là phẫu thuật định vị lại xương bị gãy, tạo một đường rạch trong quá trình này. Tuy nhiên, phẫu thuật tái tạo dành cho gãy xương phức tạp với nhiều xương bị gãy.
Các chấn thương đe dọa tính mạng như tắc nghẽn đường thở hoặc chấn thương não hoặc hệ thần kinh phải được bác sĩ phẫu thuật điều trị ngay lập tức.
6. Biến chứng đe dọa tính mạng và tổn thương không hồi phục sau chấn thương hàm mặt
Biến chứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng nhất ngay lập tức sau chấn thương hàm mặt là tắc nghẽn đường thở. Sự khởi phát có thể đột ngột, như khi hít phải dị vật, hoặc sau tổn thương mô mềm có thể dẫn đến phù nề đường thở ở giai đoạn sau.
Tài liệu y khoa về chấn thương khuôn mặt dường như ủng hộ giả thuyết rằng chỉ riêng chấn thương hàm mặt hiếm khi đe dọa tính mạng hoặc sẽ không dẫn đến các tình trạng đe dọa tính mạng trừ khi liên quan đến tổn thương đường thở. Có một số nguyên nhân gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng sau chấn thương vùng hàm mặt như chảy máu ồ ạt hoặc chấn thương cột sống cổ không được chẩn đoán. Tuy nhiên, có một số tình huống có thể gây ra tổn thương không hồi phục trừ khi tiến hành phẫu thuật ngay lập tức để điều trị các biến chứng đe dọa tính mạng và ngăn ngừa tổn thương không hồi phục.
Di chứng do chấn thương hàm mặt có thể do tổn thương ban đầu hoặc di chứng sau phẫu thuật.
7. Chăm sóc bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại nhà
Trong chấn thương hàm mặt, do cấu trúc giải phẫu bị chấn thương liên quan trực tiếp đến khoang miệng nên nguy cơ nhiễm trùng cao gây khó khăn cho việc điều trị. Chăm sóc vệ sinh răng miệng đối với bệnh nhân chấn thương hàm mặt là công việc quan trọng cần thiết để giảm đau nhức vùng miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, góp phần tăng hiệu quả điều trị.
Bệnh nhân hoặc người chăm sóc dùng tăm nước hoặc bơm tiêm đầu tù để bơm rửa răng miệng, dung dịch vệ sinh là nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng thông thường, bơm nước qua các kẽ răng hoặc chun buộc, giúp làm sạch các cặn bám thức ăn trong miệng.
Cần theo dõi chỉ thép cố định 2 hàm hoặc chun cao su, nếu có hiện tượng buồn nôn, nôn phải tháo chỉ thép, vòng cao su để tránh trào ngược gây sặc, luôn để sẵn kéo cắt chỉ thép bên cạnh trong trường hợp cố định hàm bằng chỉ thép.
Sau 2-4 tuần bệnh nhân cần đến khám lại tháo cố định 2 hàm theo lịch hẹn của bác sĩ. Sau khi tháo cố định hàm thường có há miệng hạn chế thì bệnh nhân có thể chườm nóng, xoa nắn và tập há miệng hàng ngày để dự phòng khít hàm. Tập há miệng to dần, thời gian đầu (khoảng 2-4 tuần đầu). Cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, sau chuyển dần sang thức ăn bình thường, chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày và sau khi ăn. Đến viện khám lại ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
8. Chi phí điều trị chấn thương hàm mặt
Chi phí điều trị chấn thương hàm mặt có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào việc người bệnh có bảo hiểm y tế hay không, mức độ chi trả theo quy định như thế nào và một số yếu tố như:
Mức độ tổn thương: Chấn thương nhẹ như rạn nứt răng, trật khớp hàm sẽ có chi phí thấp hơn so với các trường hợp gãy xương hàm, mất nhiều răng, hoặc tổn thương đến các cấu trúc sâu bên trong.
Phương pháp điều trị: Mỗi phương pháp điều trị khác nhau sẽ có chi phí khác nhau. Ví dụ, điều trị bảo tồn sẽ rẻ hơn so với phẫu thuật.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
baophutho.vn Ngày 22/11, Sở Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ được coi là quãng thời gian vàng, bắt đầu từ khi thai nhi hình thành cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất...
Nhà chức trách y tế Canada hôm qua cho biết, họ đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm H5 ở một người là một thiếu niên ở phía tây tỉnh British Columbia.
baophutho.vn Khi đang phơi quần áo, chị N.T.T (39 tuổi) ở xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng bị ngã xuống nền đất cứng, không nói được. Ngay lập tức, chị T được...
Da khô, mẩn ngứa là tình trạng hay gặp khi thời tiết thay đổi trở lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột. Làm sao để khắc phục ngứa da, khô da?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây mất ngủ. Đặc biệt, một số thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến chất lượng, thời lượng giấc ngủ và lão hóa nhanh.
baophutho.vn Ngày 8/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Lâm Thao tổ chức Ngày hội hiến màu tình nguyện Ngành Giáo...
Trong cuộc sống hàng ngày, làn da thường xuyên phải đối mặt với những căng thẳng, ô nhiễm môi trường và sự biến đổi qua thời gian. Bên cạnh các yếu tố như gen, phát triển các...
Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông cho biết các nhà nghiên cứu ở Iran đã cho ra đời phiên bản mới nhất thuốc điều trị ung thư Tederox, giúp bệnh nhân mắc căn bệnh nan y...
Sau 50 ngày được điều trị tích cực, Thảo Ngọc được ra viện về đoàn tụ với gia đình và tiếp tục học tập. Xem lại thước phim tua nhanh về những ngày chiến đấu giữa sinh-tử, chúng...
Su hào có nhiều lợi ích sức khỏe và công dụng ẩm thực. Đó là một nguồn dinh dưỡng tốt, giàu vitamin C và chất xơ...
Để kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài dùng thuốc người bệnh đái tháo đường cần chú ý tiêu thụ carbohydrate một cách hợp lý. Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh...