{title}
{publish}
{head}
Nằm trên độ cao chừng 1.400m so với mặt nước biển, bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đang thay da đổi thịt từng ngày; vươn mình trở thành bản du lịch cộng đồng thu hút hàng vạn lượt khách du lịch mỗi năm. Thành công bước đầu đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị thiên nhiên và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao nơi đây.
Từ thị trấn Tam Đường chúng tôi ngược dốc lên bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải. Con đường về bản mùa này đẹp như một bức tranh thủy mặc. Hai bên đường là những rặng cúc quỳ nở rộ, xen lẫn là những triền cây màu như chuối, cà chua, dong riềng... đang vào mùa mua thu hoạch. Bà con hăng say lao động sản xuất, người chăm sóc, người thu hoạch các sản phẩm nông sản... niềm vui hiện hữu trên khuôn mặt mỗi người dân nơi đây.
Sau gần 20 phút chúng tôi có mặt tại bản Sì Thâu Chải. Chiếc cổng chào của bản được người dân xây dựng khá đơn giản bằng những vật liệu tự nhiên như gỗ, tre nhưng lại rất ấn tượng và mang đậm nét văn hóa của người Dao. Bản Sì Thâu Chải được thiên nhiên ưu đãi cho những khu rừng nguyên sinh, hùng vĩ, giàu có về sản vật tự nhiên; không khí mát mẻ, trong lành quanh năm. Cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch, đẹp với những hàng rào đá, trồng xen các loài hoa: đào, hồng, địa lan. Những ngôi gỗ đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao được thiết kế họa tiết rất ấn tượng với du khách. Nổi bật là những chiếc cổng nhà được thiết kế theo nhiều các kiểu dáng khác nhau để làm điểm nhấn, check-in cho du khách.
Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải mang vẻ đẹp bình yên, dung dị.
Ông Lý A Gôn - Bí thư Chi bộ bản cho chúng tôi biết, bản Sì Thâu Chải có gần 60 hộ đồng bào dân tộc Dao sinh sống ở lưng chừng núi. Bà con trong bản luôn đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế. Trải qua biết bao thăng trầm nơi vùng cao, song đồng bào dân tộc Dao vẫn luôn răn dạy con cháu tích cực lao động sản xuất, tu chí làm ăn, không vi phạm pháp luật nên cả bản không có người nghiện ma túy, an ninh trật tự ở bản rất tốt. Người dân luôn tự hào và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Từ năm 2015 huyện đầu tư mở rộng, nâng cấp con đường mòn từ thị trấn Tam Đường về bản, tận dụng tiềm năng, thế mạnh sẵn có bà con đã góp công sức xây dựng bản Sì Thâu Chải trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với du khách. Ban đầu, các hộ làm Homestay cũng bỡ ngỡ lắm khi chưa biết cách bày trí phòng, bàn; cách nấu ăn; tham gia phục dựng lễ hội, các bài hát, điệu múa truyền thống, cách mời khách... Sau nhiều lần được hướng dẫn, học tập và bà con tự giúp đỡ lẫn nhau thì giờ đây mô hình du lịch cộng động tại bản Sì Thâu Chải đã trở lên chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Anh Lù A San - chủ một Homestay trong bản chia sẻ, gia đình tôi bắt tay làm du lịch cộng đồng từ năm 2019 và “A San Homestay” hình thành từ đó. Sau nhiều khó khăn ban đầu với sự quan tâm, động viên của huyện, được tham gia các lớp tập huấn làm du lịch cộng đồng chúng tôi đã hiểu và thực hành theo. Cùng với làm nhà gỗ đặc trưng của đồng bào Dao cho du khách ở cộng đồng, chúng tôi còn bố trí không gian nấu ăn, thiết kế vườn rau sạch, khu vực chăn nuôi gia cầm phục vụ du khách. Ngoài ra, chúng tôi cũng thành lập nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm Homestay trong bản. Quảng bá các hình ảnh đẹp về du lịch Sì Thâu Chải thân thiện, mến khách và giới thiệu tới du khách các điểm đến, nơi nghỉ dưỡng hợp lý trên các trang mạng xã hội như: zalo, facebook... Nhờ đó, du khách biết và đến Sì Thâu Chải nhiều hơn, nhất là vào dịp cuối tuần. Đến nay, tuần nào gia đình tôi cũng đón 2-3 đoàn khách, với giá nghỉ phòng riêng hay cộng đồng đều tính 100.000 đồng/người/đêm. Thêm việc phục vụ ăn uống cho khách nên thu nhập cũng tốt hơn trước nhiều”.
Hiện đang là thời điểm tuyệt vời để du khách ghé thăm bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, hưởng thụ sự bình yên và vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Tới đây du khách sẽ được trải nghiệm cùng đồng bào Dao trong Lễ hội cấp sắc, nhảy lửa; tham gia các nghề truyền thống như thêu, dệt, vẽ hoa văn trên vải. Thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc Dao. Đặc biệt, được thả mình trên những cung đường rừng vô cùng thú vị để tham quan, chụp ảnh bên thác Tác Tình huyền thoại quanh năm tung bọt trắng xóa - nơi gắn với truyền thuyết về câu chuyện tình yêu của đôi trai gái người Dao. Đến đây, du khách cũng có thể thuê trang phục truyền thống của người Dao vô cùng ấn tượng và sinh động để check-in các cảnh đẹp.
Sì Thâu Chải đã và đang là một trong những điểm nhấn trong hệ thống các điểm đến du lịch cộng đồng, du lịch khám phá tại Lai Châu. Đặc biệt với địa hình thích hợp để phát triển môn thể thao mạo hiểm còn mới lạ ở Việt Nam - dù lượn, bản Sì Thâu Chải đang đón hàng ngàn lượt du khách tới trải nghiệm, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con. Cũng bởi vậy, bà con rất đoàn kết, nhắc nhở nhau có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, xây dựng bản sạch đẹp, văn minh để làm du lịch lâu dài.
Hiện bản Sì Thâu Chải có 13 hộ dân làm homestay, có khả năng đón tiếp khoảng hơn 200 khách đến ngủ qua đêm. Từ đầu năm đến nay, bản Sì Thâu Chải đón trên 2.000 lượt khách, khoảng 700 khách nghỉ lại qua đêm tại các gia đình làm homestay. Nhờ thế, kinh tế các hộ dân trong bản được cải thiện, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao ở Sì Thâu Chải ngày càng được nâng cao.
Với sự quan tâm, đầu tư của huyện, cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc Dao nơi đây, Sì Thâu Chải hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mơi ấm no hơn, trở thành một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn. Sự đổi thay ấy giúp đồng bào thêm gắn bó với bản sắc và vững tin phát triển kinh tế; trở thành một “điểm hẹn” cho du khách trong ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.
TK
(Theo baolaichau.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em: Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái. Mỗi dân tộc có nét độc đáo riêng về...
Lạng Sơn, vùng đất của những điều kỳ thú, nơi đây hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc. Trong chuyến hành trình khám phá xứ Lạng, du khách không thể bỏ qua...
Theo Cục Du lịch Việt Nam, ngày 1/12 vừa qua, tại thành phố Dubai (các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất), lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) đã vinh...
Theo quy hoạch chung đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) được xác định sẽ...
Suốt chiều dài hơn 5km bờ biển dường như đang nguyên sơ và ít người qua lại, mũi Cá Chai (Hòa Thắng - Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận) chỉ có những chiếc thuyền nhỏ bồng bềnh kéo...
Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh...
Những năm qua, Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) là địa phương thu hút đông đảo lượng du khách đến tham quan, lưu trú. Có được điều này là bởi huyện có lợi thế ở vùng lõi Công viên Địa...
Với 4 cây cổ thụ vừa được công nhận là cây Di sản Việt Nam, một ngôi đình cổ ở huyện Nho Quan đang sở hữu số cây Di sản nhiều nhất Ninh Bình.
Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu...