{title}
{publish}
{head}
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.
Bà con trong buôn tập trung về nơi thực hiện lễ cúng
Tháng 3, tháng 4 là thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, người dân ở nhiều buôn làng gặp khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất. Cũng vì thế, đồng bào Ê Đê thường tổ chức lễ cúng cầu mưa xin các vị thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, buôn làng no ấm.
Cầu mưa tiếng Ê Đê gọi là “Kăm Mah”. Để chuẩn bị cho Lễ cúng cầu mưa, bà con trong buôn họp bàn chọn khoảnh đất rộng, bằng phẳng, có cây cổ thụ, đó là nơi tốt nhất để hành lễ. Đàn ông dựng cây nêu, chòi nhỏ để cúng Yang. Còn phụ nữ, chuẩn bị lễ vật cũng và các dụng cụ làm nương rẫy.
Chuẩn bị Lễ vật và các dụng cụ nông nghiệp truyền thống của người Ê Đê
Theo phong tục của người Ê Đê, mùa màng thất bát là do thần Ác sai khiến muông thú phá cây trồng, nương rẫy. Vì vậy, sau khi thực hiện Lễ cúng cầu mưa thì bà con mới được trồng, tỉa các loại hoa màu để việc sản xuất được thuận lợi, không bị các loại thú rừng, chim muông phá hoại.
Việc thực hiện nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê không chỉ chứa đựng giá trị nhân văn, ý nghĩa tâm linh mà còn là hoạt động khơi lại truyền thống văn hóa, lan tỏa tình yêu văn hóa và thái độ trân trọng thiên nhiên của con người.
Một số hình ảnh Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê
Nông sản được để trong chòi cúng
Các nghệ nhân đánh chiêng trong lễ cúng
Thầy cúng ôm con gà đọc bài khấn trong nhà cộng đồng buôn
Tượng các loài thú phá hoại nương rẫy được xếp dưới nền đất
Nghi thức dùng nỏ bắn tượng thú bảo vệ mùa màng
Thầy cúng khấn các vị thần
Sau khi khấn các vị thần, bà con trỉa hạt
Cúng xong bà con cùng nhau uống rượu cần
Lê Hường - Gia Nguyen (Báo Dân tộc và Phát triển)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Những ngày giữa mùa khô, khi đợt nắng nóng, hạn hán lên đến đỉnh điểm, một số ao, hồ đã bắt đầu cạn kiệt, nguồn mạch bến nước tại các buôn của người Êđê ở huyện Krông Năng,...
Dù cuộc sống nhiều khó khăn và các loại hình nghệ thuật truyền thống bị lấn át bởi các phương tiện giải trí khác, nhưng bằng tình yêu và lòng đam mê văn hóa truyền thống, người...
Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài...
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ...
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một...
Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có hơn 860 người dân tộc Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Sự phát triển của kinh tế thị...
baophutho.vn Huyện miền núi Thanh Sơn tập trung trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở 22 xã, thị trấn, chủ yếu là người Mường, Dao... Xác...
Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành...
Điệu xoè Thái ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà...
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm...