{title}
{publish}
{head}
Huyện miền núi Thanh Sơn tập trung trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở 22 xã, thị trấn, chủ yếu là người Mường, Dao... Xác định quan tâm, chăm lo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ đã góp phần giúp gia đình anh Triệu Sinh Hải, khu Quyết Tiến, xã Địch Quả xây được căn nhà khang trang, ổn định cuộc sống.
Trong ngôi nhà khang trang rộng 70m2, anh Triệu Sinh Hải, khu Quyết Tiến, xã Địch Quả phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi phải sống trong căn nhà tạm lợp cỏ, vách nứa được làm từ thời cha ông hạ sơn theo sự vận động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Căn nhà tạm xuống cấp, không đảm bảo an toàn sinh hoạt dù gia đình đã thường xuyên bỏ kinh phí sửa chữa, lợp lại mái. Năm 2023, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, được anh em, họ hàng, làng xóm cho vay, ủng hộ ngày công, trả chậm nguyên vật liệu... để xây dựng nhà mới, ổn định cuộc sống. Đến nay, ngôi nhà đã hoàn thành, đi vào sử dụng với kinh phí khoảng 300 triệu đồng”. Cùng với gia đình anh Hải, qua rà soát, xã Địch Quả có 11 hộ đồng bào DTTS, miền núi thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất có nhu cầu hỗ trợ, đặc biệt, có 2 hộ tiến hành làm nhà mới đã hoàn thành, nghiệm thu, nhận được kinh phí hỗ trợ.
Thực hiện mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo sinh sống vùng đồng bào DTTS và miền núi, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tạo động lực giúp đồng bào thoát nghèo, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương chỉ đạo các ngành chuyên môn, xã triển khai theo quy định. UBND huyện đã ban hành hướng dẫn quy trình các bước triển khai, yêu cầu UBND tổ chức thực hiện rà soát, thẩm định, lập hồ sơ, danh sách các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất để cấp huyện thẩm định, phê duyệt. Song hành với đó, yêu cầu các phòng, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân nắm bắt chủ trương, chính sách, đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ theo quy định.
Đồng chí Đỗ Thị Phương Hoa - Trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Với phương châm “khó đến đâu, gỡ đến đó”, Phòng Dân tộc đã tích cực phối hợp, hướng dẫn, đồng hành cùng chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện; kịp thời báo cáo, xin ý kiến UBND huyện, Ban Dân tộc tỉnh để có biện pháp giải quyết, tháo gỡ đối với các vướng mắc nảy sinh trong thực tế. Đồng thời, đề nghị các xã rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng tuân thủ quy trình, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, đúng đối tượng, đúng định mức, không chồng chéo, có sự tham gia, giám sát của người dân.
Thanh Sơn đã ra quyết định phê duyệt kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng Dự án 1, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Theo đó, toàn huyện có khoảng 1.200 hộ có nhu cầu được hỗ đất ở, nhà ở, đất sản xuất. Sau khi quyết định ban hành, Phòng Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã tổ chức triển khai cho các hộ thuộc đối tượng được phê duyệt thực hiện các bước tiếp theo của Chương trình, đảm bảo đúng với quy định về từng nội dung hỗ trợ.
Thời gian tới, huyện Thanh Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân tiếp cận đúng, đủ chính sách hỗ trợ; bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, huyện thực hiện đúng trình tự, hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ đất ở, nhà ở cho hộ đối tượng thụ hưởng.
Lệ Oanh
baophutho.vn Trong tháng 9 và tháng 10/2024, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào...
Để tạo sức lan tỏa tình yêu và nêu cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh việc thành lập các đội, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian...
Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành...
Điệu xoè Thái ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà...
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm...
Gửi con cho thầy Tào là một trong những phong tục được lưu giữ từ bao đời nay trong cộng đồng người Tày, Nùng tỉnh Tuyên Quang.
baophutho.vn Phú Thọ có 17,4% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sinh sống tập trung ở địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng,...
baophutho.vn Cùng với sự lớn mạnh của cơ quan dân tộc Trung ương, Ban Dân tộc tỉnh không ngừng trưởng thành, cùng các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể thực...
Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện...
baophutho.vn Cách trung tâm thành phố Việt Trì 70km, huyện Yên Lập có 97 nghìn người sinh sống ở 17 xã, thị trấn; trong đó có đến 80% là người dân tộc thiểu...
Người Sán Chỉ (thuộc dân tộc Sán Chay) ở tỉnh Quảng Ninh hiện chiếm khoảng 12% dân...
Nằm ở độ cao 1.500m so mực nước biển, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) được ví như “cổng trời” xứ Nghệ. Trước đây, nhắc đến Mường Lống là người ta nói tới đói nghèo,...